Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bài học kinh nghiệm

Nhiều nhà máy xi măng trong nước đứng trước nguy cơ dừng chạy lò

14/07/2022 - 08:27 SA

Do chi phí sản xuất tăng cao, nặng gánh nhất là giá than, lại đối diện với khủng hoảng “kép”, nhiều nhà máy xi măng trong nước đứng trước nguy cơ dừng chạy lò do càng sản xuất càng lỗ.

Bế tắc vì giá than được xem là tình cảnh chung của ngành xi măng hiện nay. Đồ họa: Thanh Huyền

Trước áp lực tăng chi phí đầu vào (giá than, xăng dầu), chỉ trong chưa đầy 3 tháng (từ tháng 3 đến nay), ngành xi măng đã phải 3 lần điều chỉnh tăng giá bán, với biên độ tăng cả 3 lần từ 220.000 đến 270.000 đồng/tấn tùy từng thương hiệu. Tuy nhiên, mức tăng giá này chưa giúp nhà sản xuất xi măng “dễ thở” hơn, đã xuất hiện tình trạng một vài nhà máy phải dừng lò nghiền clinker do càng sản xuất càng lỗ.

Một doanh nghiệp trong ngành xi măng vừa phải cho dừng 4 dây chuyền sản xuất cho biết, giá than cám loại 4b mà doanh nghiệp nhập về đã lên tới 5,5 triệu đồng/tấn, trong khi trước kia chưa đến 2 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá xăng dầu cũng tăng hơn 50% trong nửa đầu năm 2022, giá thạch cao tăng 50%, đẩy toàn bộ chi phí sản xuất tăng phi mã.

“Mỗi tấn xi măng sản xuất ra có giá thành 1,4-1,5 triệu đồng, trong khi giá bán ra thị trường chỉ 1,1 - 1,3 triệu đồng. Thành thử, với mỗi tấn xi măng, doanh nghiệp đang lỗ từ 200.000 đến 240.000 đồng. Quan trọng hơn, thị trường dư thừa xi măng, bán rẻ cũng không dễ có người mua, đó là lý do doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất”, đại diện doanh nghiệp này xác nhận.

Khó khăn, đối diện thua lỗ và dừng sản xuất là tình trạng của một bộ phận nhà máy xi măng lúc này, nhất là với những dây chuyền cũ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu. Tạm dừng lò là phương án sau cùng, bởi điều này đồng nghĩa với không có dòng tiền, doanh nghiệp không thể chi trả các chi phí tài chính về đầu tư từ trước đó cho các tổ chức tín dụng, chưa nói tới hàng loạt vấn đề liên quan đến người lao động, trang trải chi phí sản xuất khác.

Tập đoàn Xi măng The Vissai là doanh nghiệp tư nhân lớn trong ngành xi măng, với tổng công suất hơn 20 triệu tấn/năm. Ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch Tập đoàn xác nhận, từ Tết Nguyên đán đến giờ, The Vissai phải vật lộn để duy trì mức hòa vốn, mong qua cơn bĩ cực. Nhưng từ đầu tháng 7/2022, giá than tiếp tục tăng, doanh nghiệp không thể chống đỡ nổi.

Dù giá than nội địa tăng cao, các doanh nghiệp cũng không thể mua được do than được ưu tiên cho nhiệt điện, nhập khẩu cũng gặp nhiều trở ngại do khó thuê tàu vận chuyển dù chấp nhận chi phí logistics cao ngất ngưởng. Trong khi đó, tỷ trọng than trong giá thành sản xuất xi măng chiếm 35 - 40%. Cùng với đó, tiêu thụ xi măng trong nước chỉ bằng cùng kỳ và xuất khẩu cũng trên đà giảm tốc mạnh.

Chi phí sản xuất tăng mạnh buộc doanh nghiệp phải tính toán lại kế hoạch kinh doanh năm 2022. Ông Lê Nam Khánh, Tổng giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) thừa nhận, so với giá 50 - 60 USD/tấn trong tháng 10/2020, giá than nhập khẩu ở thời điểm tháng 5/2022 đã tăng gấp 8 lần.

Cùng với giá than nhập khẩu, giá than trong nước cũng tăng mạnh. Riêng tháng 5/2022, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có 2 lần tăng giá bán. Thêm vào đó, giá xăng dầu thế giới và trong nước tăng hơn 50% so với đầu năm đã kéo theo sự gia tăng của cước vận tải và logistics.

“Mệt mỏi nhất vẫn là cung vượt xa so với cầu. Nguồn cung xi măng trong nước là 107 triệu tấn/năm (thực tế có thể sản xuất khoảng 120-130 triệu tấn thành phẩm nếu điều chỉnh tỷ lệ trộn phụ gia - PV), nhưng tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 64-65 triệu tấn. Dư cung rất lớn tạo ra áp lực cạnh tranh vô cùng lớn giữa các nhà sản xuất, một phần dư thừa phải tìm cách xuất khẩu”, ông Lê Nam Khánh nói.

Trụ đỡ quan trọng cho tiêu thụ nội địa vốn được các doanh nghiệp sản xuất xi măng kỳ vọng là dịch bệnh đã được kiểm soát, nền kinh tế đã mở cửa cũng chưa thật sự sáng. Nhìn vào tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, thì nhà sản xuất xi măng chưa thể yên tâm. Giải ngân vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước trong 6 tháng ước đạt 151.046,65 tỷ đồng, bằng 27,86% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn mức 29,02% của cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư ít thì giải ngân vốn ít, kéo theo nhu cầu xi măng ở mức thấp.

Là thương hiệu xi măng có tiếng trong hệ thống Vicem, Vicem Hoàng Thạch, với 3 dây chuyền, cũng khá chật vật với tiêu thụ trong tình hình ngành xi măng thừa cung. Ông Lê Xuân Khôi, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Vicem Hoàng Thạch thừa nhận, nếu giá nguyên, nhiên liệu tăng quá mức, Công ty cũng phải tính toán đến kịch bản đóng một lò nung.

“Tiêu thụ nội địa chậm, doanh nghiệp phải tìm mọi giải pháp, nhưng bán hàng rất vất vả. Nhiều nhà phân phối cho biết, giá xi măng tăng cao, nên người tiêu dùng không muốn xây sửa nhà, do thu nhập của họ cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh suốt 2 năm qua, thậm chí có nhà đang xây dựng cũng tạm dừng”, ông Khôi cho biết thêm.

Với lượng tiêu thụ 46 triệu tấn, kênh xuất khẩu từng cứu ngành xi măng “một bàn thua trông thấy” trong năm 2021 do các đợt giãn cách xã hội, cũng đã giảm tốc từ đầu năm. Số liệu của Tổng cục Thống kê ghi nhận, xuất khẩu xi măng trong 6 tháng đầu năm đạt gần 16,2 triệu tấn, trị giá 740 triệu USD, giảm 22% về lượng, giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo, từ nay đến hết năm, xuất khẩu xi măng tiếp tục sụt giảm, bởi Trung Quốc - thị trường lớn nhất của ngành xi măng - vẫn duy trì chính sách Zero Covid, sẽ giảm nhập khẩu xi măng, clinker từ Việt Nam. Trong khi đó, các thị trường Philippines, Bangladesh đang gia tăng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước. Đơn cử, Philippines áp thuế chống bán phá giá với xi măng, nhiều doanh nghiệp đang phải chịu mức thuế trên 10 USD/tấn.

Ngoài dư cung, ngành xi măng còn gặp khó khăn mang tính tự thân xuất phát từ sự mất cân đối cung cầu giữa các vùng miền. Nếu miền Bắc có 58 dây chuyền sản xuất xi măng, thì miền Trung chỉ có 24 dây chuyền và miền Nam chỉ 5 dây chuyền. Trong khi miền Bắc dư cung lớn, miền Nam lại thiếu trầm trọng, nên hàng năm phải vận chuyển hơn 15 triệu tấn xi măng từ Bắc vào Nam. Sự mất cân đối cung - cầu cục bộ giữa các vùng miền trong nước làm tăng chi phí vận chuyển.

Trước áp lực tồn kho tăng do chậm tiêu thụ, có thể sắp tới, một số nhà máy xi măng phải làm việc lại với nhà phân phối để giảm giá nhiều hơn cả mức tăng đợt trước. Nếu tình huống này xảy ra, thị trường xi măng trong nước có thể bước vào đợt cạnh tranh tiêu thụ bằng chiêu thức “phá giá” để giải phóng hàng tồn.

VLXD.org (TH/ Baodautu)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng