Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Cty Khoáng sản và VLXD Lâm Đồng tiên phong trong lĩnh vực vật liệu xây dựng

30/03/2018 - 03:27 CH

Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng (VLXD) Lâm Ðồng (LBM) có tổng doanh thu năm 2017 đạt 498 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 33,7 tỷ đồng. Gần 500 lao động với mức thu nhập bình quân 8,4 triệu đồng/tháng. Trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và VLXD tại Lâm Ðồng, Công ty LBM đi lên từ việc tích cực đầu tư công nghệ tiên tiến, đã được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Ðồng Phạm S đánh giá rất cao. 
Tiền thân là Công ty VLXD Lâm Đồng, một doanh nghiệp nhà nước, thành lập năm 1994 với nguồn vốn kinh doanh 1,5 tỷ đồng. Năm 2003, đơn vị cổ phần hóa với vốn điều lệ 10 tỷ đồng và năm 2004 là 20 tỷ đồng, lấy tên Công ty Cổ phần VLXD Lâm Đồng. Năm 2006, chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; năm 2007, phát hành cổ phiếu và tăng vốn điều lệ lên 41,355 tỷ đồng và đổi thành Công ty LBM; năm 2009 vốn điều lệ lên 85 tỷ đồng. 
 
 
Thành quả ghi nhận về Công ty LBM mấy năm nay là việc tập trung mạnh đầu tư mở rộng sản xuất, có chiều sâu nhằm hoàn thiện sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm sản xuất và đạt được trình độ công nghệ tiên tiến so với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Về công nghệ chế biến cao lanh lọc, Công ty LBM đã đầu tư trên 20 tỷ đồng, tại Xí nghiệp Hiệp Tiến, Bảo Lộc. Đây là công nghệ tiên tiến tại Việt Nam hiện nay, cho ra các sản phẩm cao lanh chất lượng cao thay thế cao lanh nhập khẩu từ các nước khác trong vực. Sản phẩm được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc; phục vụ lĩnh vực sản xuất gốm sứ, vật liệu chịu lửa, sứ vệ sinh, sơn... Sản phẩm cao lanh lọc các loại được sản xuất 36.000 tấn/năm. 
 
Công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa của Công ty cũng đạt mức tiên tiến so với trình độ trong ngành nhờ thiết bị nhập từ Hàn Quốc và chế tạo trong nước. Sản phẩm chủ yếu gồm ống sứ chịu nhiệt. 95% sản phẩm sản xuất ra đã xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Indonesia, Thái Lan để sử dụng trong lĩnh vực rót đúc kim loại. 
 
Năm 2001, sau khi tiếp nhận Nhà máy sứ Hiệp An, Đức Trọng, Công ty không ngừng đầu tư mở rộng nhà máy sứ và vật liệu chịu lửa bằng thiết bị nhập ngoại với tổng giá trị đến 60 tỷ đồng, nâng trình độ công nghệ lên mức tiên tiến, công suất đạt 11.700 tấn/năm. Song song đó là công nghệ sản xuất gạch ngói, tổng sản lượng gạch tuynen đạt 96 triệu viên/năm tại Xí nghiệp gạch tuynen Thạnh Mỹ và Công ty TNHH Gạch Hiệp Thành. Lãnh đạo Công ty cho biết, hiện đơn vị đang tiếp cận các công nghệ mới sản xuất gạch không nung để thay thế các dây chuyền. Đồng thời, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tro, xỉ, thạch cao làm vật liệu xây không nung, các loại VLXD thay thế VLXD thông thường như cát xây dựng, cát san nền,... 
 
Phó Tổng Giám đốc Công ty LBM Trần Đại Hiền còn cho biết thêm, Công ty đã đầu tư công nghệ vào quy trình sản xuất các mặt hàng như gạch ngói, đá, bê tông và bentonite rất tiên tiến. Với sản xuất đá, đầu tư dây chuyền nghiền sàn, ve đá nhập khẩu bên cạnh các hệ nghiền PDSU, búa đập thủy lực, đã nâng cao tăng năng suất và chất lượng. Công suất khai thác đá tại mỏ đá Cam Ly và mỏ đá N’Thôl Hạ 140.000 m3/năm, tại mỏ đá xã Đại Lào là 350.000 m3/năm. Với công nghệ sản xuất bê tông thương phẩm, Công ty hiện có 10 trạm bê tông hoạt động rộng khắp các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông. Năng suất bê tông tươi tại Xí nghiệp bê tông Hiệp Lực, Đà Lạt tiêu thụ 210.000 m3/năm. Với lợi thế về đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thiết bị hiện đại cùng nguồn nguyên liệu (cốt liệu) chủ động, nhất là về đá, Công ty luôn bảo đảm cung cấp sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh và chủ động nguồn hàng…
 
Để vận hành công nghệ tiên tiến nêu trên đạt hiệu quả cao phải có một đội ngũ người lao động đáp ứng. Họ luôn được trau dồi kiến thức kỹ thuật, kỹ năng và tác phong lao động… Mặt khác, Công ty đặc biệt quan tâm đến môi trường an toàn vệ sinh lao động, sức khỏe và các chế độ chính sách ưu đãi như đóng bảo hiểm xã hội cả 100% cho người lao động, mỗi lao động được đơn vị mua đến 3 suất bảo hiểm con người…
 
Người lao động và công nghệ thiết bị máy móc đã tạo dựng một đơn vị LBM tiên phong, góp phần tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng của tỉnh Lâm Ðồng năm 2017 tăng đến 10,23%. 
 
Tuy nhiên, lãnh đạo Công ty LBM tiếp tục cùng đội ngũ cộng sự của mình không ngừng hướng lên phía trước. Đó là, cần đáp ứng kịp thời hơn trong công tác quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản. Trong lúc bên ngoài đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi, không tập trung, lãng phí một số loại vật liệu như đá xây dựng, đất đá san lấp, cát, đất sét, đặc biệt là nguyên liệu cao lanh thô thì sự nhanh nhạy để thích ứng của Công ty LBM là hết sức cần thiết... Cũng mạnh dạn thừa nhận rằng, hiện trên thị trường chủng loại sản phẩm VLXD chưa đa dạng, quy mô sản xuất ở một số loại sản phẩm vẫn còn nhỏ lẻ, sản xuất tự phát, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường VLXD với nhiều biến động và sức ép lớn, vì thế, Công ty LBM nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành luôn quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và khách hàng là tất yếu. Với Công ty LBM, lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, định hướng là phát triển sản phẩm từ khai thác khoáng sản và sản xuất VLXD; đẩy mạnh sản phẩm xuất khẩu nhằm thu lợi kinh tế từ nguồn ngoại tệ. Xây dựng Công ty phát triển bền vững và ổn định; phấn đấu tốc độ tăng trưởng về doanh thu bình quân 10% đến 15%/năm, mức cổ tức đạt 15%/năm và theo đó nâng cao khả năng tự tích lũy. 
 
VLXD.org (TH/ Báo Lâm Đồng)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng