Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp tôn mạ trong cuộc đua giành thị phần

09/05/2022 - 07:46 SA

Thị trường ngành tôn mạ đang chứng kiến những thay đổi trong chiến lược kinh doanh của một số doanh nghiệp lớn. Có doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng cũng có doanh nghiệp lại từ bỏ, rẽ sang hướng khác.
Tôn mạ là ngành có sản lượng sản xuất đứng thứ hai sau thép xây dựng. Trong ngành tôn mạ không thể không nhắc đến những tên tuổi lớn như Hoa Sen, Nam Kim và Tôn Đông Á.


Thị phần tôn mạ kim loại và sơn phủ màu quý 1/2022 (vòng trong) và năm 2021 (vòng ngoài) của các doanh nghiệp.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong quý 1.2022, Hoa Sen đang đứng đầu thị phần của ngành tôn mạ với 28,2%. Tuy nhiên, doanh nghiệp này tuyên bố sẽ chuyển hướng sang mảng phân phối vật liệu xây dựng.

Cụ thể, lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen cho biết thời gian tới sẽ không đầu tư mở rộng sản xuất nữa, và bán hết những tài sản không liên quan để dồn lực cho kế hoạch chuyển đổi sắp tới.

"Chúng ta sẽ có bước ngoặt chiến lược, sẽ hình thành hệ thống Hoa Sen Home. Bây giờ khi nhắc đến tập đoàn Hoa Sen, người ta nghĩ đến ngay các sản phẩm như tôn, ống thép, ống nhựa. Nhưng trong 5-10 năm tới, người ta sẽ nhắc đến Hoa Sen như một nhà phân phối vật liệu xây dựng, nội thất Hoa Sen Home”.

Khác với Hoa Sen, chiến lược phát triển trong thời gian tới của Nam Kim vẫn chú trọng vào sản xuất và dự kiến mở rộng công suất.


Tôn Đông Á đang là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn thứ 2 ngành tôn mạ Việt Nam, chỉ sau Tập đoàn Hoa Sen.

Với Nam Kim, việc mở rộng công suất được đánh giá là chiến lược phù hợp. Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá việc mở rộng công suất để nắm bắt cơ hội từ thị trường nước ngoài là hợp lý vì khoản đầu tư tương đối nhỏ so với mức lợi nhuận tiềm năng.

Hiện nay, Nam Kim đang có 4 nhà máy sản xuất các sản phẩm tôn mạ, ống thép với công suất 1,2 triệu tấn. Trong năm 2022, công ty sẽ chú trọng tái cơ cấu nhà máy, đồng thời mở rộng công suất cán hiện hữu. Tầm nhìn tới năm 2027, tổng công suất của Tôn Nam Kim sẽ nâng gấp đôi lên 2,4 triệu tấn.

Nam Kim đang có kế hoạch đầu tư 4.500 tỉ đồng cho dự án trên diện tích 33ha với tổng công suất 1,2 triệu tấn tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó chia thành 3 giai đoạn, giai đoạn 1 (từ đây đến năm 2024) sẽ hoàn thành 400.000 tấn. Một năm tiếp theo sẽ đưa vào sản xuất 400.000 tấn, khoảng 1-1,5 năm tiếp đó, tức năm 2027 thì sẽ hoàn thành tổng công suất 1,2 triệu tấn.

Được biết, trong quý 1.2022, Nam Kim ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 7.151 tỉ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp cũng nhảy vọt từ 610 lên 957 tỉ đồng.

Bên cạnh việc sản xuất, trong thời gian tới Nam Kim sẽ tiếp tục tập trung vào xuất khẩu với cơ cấu tỷ trọng doanh thu cao hơn thị trường nội địa. Công ty đặt kế hoạch tỷ trọng xuất khẩu từ 55-60%, nội địa khoảng 40-45% trong năm nay.

Trong năm 2021, doanh thu mảng xuất khẩu của Nam Kim chiếm tỷ trọng lên tới 68%. Xuất khẩu là thị trường rộng, nhiều phân khúc mà các doanh nghiệp vẫn chưa khai thác. Các doanh nghiệp hiện nay đều nhắm tới xuất khẩu nhưng Nam Kim đang có lợi thế giá rẻ và các nước cũng đang thiếu hàng.

Không rầm rộ như Hoa Sen hay Nam Kim, Tôn Đông Á lại đang âm thầm mở rộng thị trường, nâng tầm vị thế trong ngành thép lá mạ.

Hiện Tôn Đông Á đang là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn thứ 2 trong ngành tôn mạ Việt Nam, chỉ sau Tập đoàn Hoa Sen. Kết quả này có nhiều cải thiện so với năm 2021 khi Tôn Đông Á chỉ đứng thứ 3 về thị phần, sau Hoa Sen và Nam Kim.

Tôn Đông Á đang sở hữu năng lực sản xuất dẫn đầu thị trường trong nước và có chiến lược tăng độ phủ sóng sản phẩm ra nhiều địa bàn trên cả nước. Cụ thể, trong quý 1.2022, Tôn Đông Á sản xuất được 220.800 tấn tôn mạ và tiêu thụ 226.400 tấn, chiếm 18,1% thị phần.

Trong năm 2022, các doanh nghiệp sản xuất tôn, thép vẫn còn nguyên cơ hội được hưởng lợi từ chủ trương đầu tư công với gói kích thích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tối đa gần 114.000 tỉ đồng. Ban lãnh đạo Tôn Đông Á đánh giá đây sẽ là cơ hội tốt để tiếp tục mở rộng thị trường.

Hiện Tôn Đông Á đang đầu tư nhà máy thứ 3 tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng công suất lên đến 1.2 triệu tấn/năm. Mục tiêu là trở thành nhà sản xuất tôn mạ chất lượng và chủng loại sản phẩm phong phú top đầu Việt Nam.

Còn đối với thị trường xuất khẩu, Tôn Đông Á đã tận dụng được cơ hội khi nguồn cung tôn thép mất cân đối so với nhu cầu để mở rộng thị phần đến các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu.

Công ty chứng khoán Mirae Asset cho rằng thị trường xuất khẩu tôn mạ sẽ tiếp tục rộng mở trong năm 2022 dưới tác động từ của xung đột giữa Nga – Ukraine. Do mảng tôn mạ hiện tại đang dư khoảng 30% tổng công suất nhưng nhu cầu nhập khẩu mặt hàng CRC và tôn mạ màu rất lớn khi nguồn cung từ Trung Quốc và Nga giảm mạnh.

Theo đó, các công ty được hưởng lợi ở mảng xuất khẩu tôn mạ là Tôn Nam Kim, Tôn Hoa Sen và Tôn Đông Á.

VLXD.org (TH/ CafeLand)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng