Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng lạc quan

05/12/2019 - 04:16 CH

Theo Tổng cục Thống kê, đến quý III/2019, có 22,7% doanh nghiệp ngành xây dựng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 40,9% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định.
Theo ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, nền kinh tế duy trì mức tăng trưởng ổn định, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh trong những năm qua là yếu tố giúp ngành xây dựng cơ bản tại Việt Nam phát triển mạnh. Đặc biệt, hiện nay, việc Chính phủ tiếp tục ưu tiên đầu tư công trong lĩnh vực hạ tầng, các dự án xây dựng cao tốc, đường trên cao, công trình cầu cảng, nhà máy lọc hóa dầu, khu công nghiệp… đã giúp đẩy mạnh mảng xây dựng công nghiệp, xây dựng hạ tầng và tạo nhiều thuận lợi cho các nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng.

Theo Tổng cục Thống kê, đến quý III/2019, có 22,7% doanh nghiệp ngành xây dựng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 40,9% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định. Nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu lớn có niêm yết trên sàn chứng khoán như Hòa Bình (HBC), Công ty cổ phần FECON (FCN), Công ty cổ phần LICOGI 14 (L14)… đều ghi nhận tỷ trọng tăng của mảng xây dựng công nghiệp trong cơ cấu doanh thu. Các công ty này có mức tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và có nhiều tiềm năng phát triển trong giai đoạn từ nay đến 2022. Thêm vào đó, mảng xây dựng cơ bản, hay nhu cầu sửa nhà, xây mới nhà trong người dân tăng cao, tất cả ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng vật liệu xây dựng cũng lạc quan hơn.

Ông Nguyễn Văn Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết mặc dù trong hai quý II và III/năm 2019 vừa qua, lĩnh vực bất động sản phát triển không ổn định tại rất nhiều địa phương trên cả nước, nhưng không vì thế mà ảnh hưởng nhiều đến thị trường tiêu thụ vật liệu xây dựng.

Trong 10 tháng/2019, mức tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng tăng từ 10 - 15% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, mặt hàng xi măng là tăng ổn định nhất, do đây là sản phẩm thiết yếu của mọi công trình xây dựng. Còn lại nhóm sản phẩm khác (gạch ốp lát, kính xây dựng, gỗ sàn, vật liệu trang trí…) dù ít nhiều ảnh hưởng bởi thị trường bất động sản, nhưng vẫn có mức tiêu thụ tốt. Đặc biệt, hiện nay công nghệ và trang thiết bị trong sản xuất vật liệu xây dựng của doanh nghiệp Việt đã hiện đại nên chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đa dạng hơn, và đã tạo được phân khúc bán hàng riêng của mình.

Vấn đề các doanh nghiệp vật liệu xây dựng còn băn khoăn là, tác động của chiến tranh thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ đang đẩy nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng Trung Quốc tràn sang thị trường Việt Nam vừa tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, vừa kết nối thương mại với doanh nghiệp Việt, dùng mác hàng Việt để xuất khẩu hàng sang nước khác sẽ gây ảnh hưởng đến hàng Việt Nam. Riêng thị trường tiêu thụ trong nước hiện đang vào mùa sửa chữa xây dựng nhà ở cuối năm của người dân, cùng với đó là các dự án xây dựng lớn, vì vậy mà lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng cũng liên tục tăng từ 20% – 30%.

Bà Lê Thị Nga, chủ Cửa hàng Tôn Nga (241 Tô Hiến Thành, quận 10, TP. Hồ Chí Minh) cho biết, hiện tại, lượng vật liệu xây dựng cung cấp cho hộ cá nhân tăng nhiều, bình quân cửa hàng tăng từ 35 triệu đồng – 60 triệu đồng/ngày cho nhóm mặt hàng xi măng, cát, các loại gạch xây và gạch ốp tường, sơn và gỗ, gạch lót sàn. Yêu cầu của khách lẻ (nhà dân) phần lớn đều là hàng Việt Nam sản xuất như, xi măng Hoàng Mai, Hà Tiên, Hoàng Thạch, thép Thái Nguyên, Hòa Phát, Việt Úc, gạch Đồng Tâm, Viglacera… Giá bán vật liệu xây dựng vốn đã tăng mạnh từ giữa năm nên đến nay có tăng thêm nhưng không đáng kể.

VLXD.org (TH/ BVSC)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng