Ông Lương Đức Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, hiện nay, sản lượng sản xuất xi măng của Việt Nam đứng thứ 3 Thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2021, Việt Nam là một trong những nước lớn nhất Thế giới, với nhiều thị trường ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, Nam Mỹ, Australia. Trong đó Philippines, Trung Quốc, Bangladesh là 3 thị trường Việt Nam xuất khẩu xi măng nhiều nhất.
Và khi sản lượng xuất khẩu lớn và có sức cạnh tranh sẽ bị chú ý áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Dù là lần đầu tiên biết đến câu chuyện phòng vệ thương mại nhưng Hiệp dội đã bàn bạc và cũng tập hợp lực lượng để đối phó việc kiện bán phá giá của doanh nghiệp sản xuất xi măng của Philippines. Mình bán xi măng ra nước ngoài, đã chấp hành đầy đủ các quy định của WTO, nước nhập khẩu, nhưng cuối cùng mình lại bị kiện bán phá giá, ông Long chia sẻ.
Phó Chủ tịch Việt Nam cho biết, ngay cả định nghĩa về bán phá giá hàng xuất khẩu vào Philippines thì quả thực khi tiếp cận vụ việc mới biết thế nào là bán phá giá khi xuất khẩu. Không phải là bán dưới giá thành mà người ta lại so sánh với giá bán ở trong nước họ, ông Long lý giải về khái niệm bán phá giá theo cách hiểu của nước nhập khẩu xi măng là Philippines.
Khi xảy ra vụ việc, các doanh nghiệp mới bắt đầu tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về các vấn đề như: thế nào là phòng vệ thương mại, thế nào là bán phá giá khi xuất khẩu tại thị trường nước ngoài, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải trả lời nhiều câu hỏi điều tra của Ủy ban điều tra phía Philippines...
Nếu như Philippines áp dụng thuế chống bán phá giá thì khả năng sẽ có những phải chịu mức thuế lên đến 23%, gây thiệt hại rất lớn cho công tác xuất khẩu của ngành. Do vậy, hệ thống cảnh báo sớm tiếp tục được Cục Phòng vệ thương mại duy trì để thông tin kịp thời cho doanh nghiệp về nguy cơ điều tra, giúp doanh nghiệp có chiến lược cụ thể để ứng phó.
Để hạn chế những rủi ro không cần thiết trong quá trình xuất khẩu hàng hóa thì doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về phòng vệ thương mại, không e ngại, né tránh; chủ động phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước để giải quyết vụ việc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần lưu ý về truy xuất nguồn gốc, cạnh tranh về giá cả và đặc biệt cần thận trọng với hàng hóa chuyển tải, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại từ nước thứ ba.
VLXD.org (TH)