>> Thị trường thép: Cắt giảm sản xuất để giảm hàng tồn kho
>> Những doanh nhân quyền lực nhất ngành thép Việt
“Năm nay còn tệ hơn cả thời kỳ đại dịch Covid-19, bởi khi dịch bệnh vẫn bán được hàng. Hiện nay, hàng sản xuất ra nhưng không bán được, giá giảm cũng không ai mua”, ông Nguyễn Thanh Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc (mã chứng khoán DTL) cho biết.
“Chúng tôi vẫn phải lo chi trả các khoản lãi vay theo định kỳ, nhưng không bán được hàng, không có dòng tiền, việc trả lãi ngân hàng thực sự khó khăn. Giai đoạn đầu, Công ty tìm kiếm dòng tiền ở các kênh khác để bù vào, nhưng hiện nay cũng cạn kiệt. Chúng tôi đang mong chờ Nhà nước có chính sách gia hạn khoản vay để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này”, ông Nguyễn Thanh Nghĩa nói.
Quý IV/2022 được các doanh nghiệp dự báo còn khó khăn hơn quý III và mức thua lỗ sẽ nặng nề hơn.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2022, sản xuất thép thành phẩm toàn ngành đạt 25,31 triệu tấn, giảm 8,7%; bán hàng thép thành phẩm đạt 23,159 triệu tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, dư cung hơn 2,2 triệu tấn thép.
Đáng lưu ý, trong 9 tháng đầu năm nay, thép thành phẩm các loại nhập về Việt Nam là 8,93 triệu tấn, trị giá hơn 9,56 tỷ USD, giảm 8,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, bởi giá nhập hàng hóa tăng lên.
Ngược lại, xuất khẩu thép đạt 6,46 triệu tấn, trị giá 6,5 tỷ đồng, giảm 34,4% so với cùng kỳ. Theo đó, Việt Nam nhập siêu hơn 2,47 triệu tấn, trong khi cùng kỳ năm ngoái xuất siêu.
Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định, ngành thép trong nước đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, có khả năng kéo dài đến quý II/2023.
VLXD.org (TH/ Tinnhanhchungkhoan)