VICEM hiện đang hoàn tất công đoạn cuối trong việc nhận Xi măng Hạ Long và Sông Thao, đồng thời vẫn có kế hoạch đầu tư thêm dây chuyền 2 tại Xi măng Hoàng Mai. Đại diện VICEM cho biết, việc đầu tư sẽ tính toán trên hiệu quả và không ngoại trừ khả năng mua lại các dự án khác thay cho việc đầu tư thêm dây chuyền mới.
Tại phía Nam,
Xi măng FICO đã hoàn tất các thủ tục đầu tư dây chuyền 2 có công suất 1,4 triệu tấn/năm, dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2016, tổng mức đầu tư vào khoảng 2.500 tỷ đồng, tương đương suất đầu tư khoảng 1,78 triệu đồng/tấn. Hiện FICO được đánh giá là một trong số ít các nhà máy
xi măng đầu tư hiệu quả tại Việt Nam.
Cụ thể, năm 2015, FICO tiêu thụ 1,8 triệu tấn sản phẩm, vượt hơn 9% so với kế hoạch 1,65 triệu tấn và vượt xa so với công suất thiết kế hiện tại. Năm 2016, FICO dự kiến mức tiêu thụ đạt 1,9 triệu tấn.
Về nguồn vốn để đầu tư dây chuyền 2, ông Hoàng Cảnh Nguyễn, Tổng giám đốc Xi măng FICO cho biết: “Thủ tục đầu tư dây chuyền 2 gần như đã hoàn tất, chỉ đợi Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án góp vốn. Các ngân hàng trong nước cũng sẵn sàng cho Xi măng FICO vay vốn”.
Đánh giá về việc mở rộng đầu tư của một số
doanh nghiệp xi măng, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, xi măng vẫn luôn trong tình trạng thừa Bắc, thiếu Nam. Có thêm dây chuyền tại phía Nam không có gì đáng ngại, nhưng ở phía Bắc hoặc miền Trung tăng công suất sẽ dội áp lực lên toàn ngành”.
Tuy nhiên, có thể thấy, các
doanh nghiệp đầu tư xi măng hiện nay đã có những tính toán khá kỹ lưỡng và bài bản. Chỉ các doanh nghiệp vững về tài chính, quản trị tốt và có thị trường ổn định mới mở rộng đầu tư. Do đó, các doanh nghiệp này thường không lo trước tình trạng dư cung của toàn ngành.