Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

M&A: Lối thoát cho ngành xi măng?

07/03/2016 - 05:40 CH

Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, cho rằng sáp nhập các DN trong ngành đang là một giải pháp tháo gỡ tình hình này. M&A cũng là cơ hội để các DN làm ăn thua lỗ thoát cảnh phá sản.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến cuối năm 2015, cả nước có 76 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất thiết kế là 81,5 triệu tấn. Trong khi đó, năm 2016 dự kiến tiêu thụ tăng 5 - 7% so với năm 2015 đạt khoảng 75 - 76 triệu tấn, đồng nghĩa với việc cung vẫn vượt cầu.

Trên thực tế, xu thế M&A giữa các DN trong ngành đã bắt đầu “dậy sóng” từ giữa 2015 và họ sống rất “khỏe”. Đó là sự sáp nhập giữa Cty TNHH Holcim VN, thành viên của Tập đoàn Holcim (Thụy Sỹ) và Cty TNHH Lafarge VN, thuộc Tập đoàn Lafarge (Pháp). Sau sáp nhập, sản lượng của Lafarge Holcim tại VN được nâng lên hơn 6 triệu tấn/năm.

Ông Nguyễn Công Minh Bảo - Giám đốc phát triển bền vững Holcim VN cho biết, việc sáp nhập này đã giúp Lafarge Holcim tối ưu hóa sản xuất trong bối cảnh ngành xi măng VN đang trong tình trạng cung vượt cầu, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm xi măng có giá thành rẻ hơn, thi công nhanh hơn và đảm bảo chất lượng công trình bền vững hơn. Cụ thể, sau sáp nhập, Cty có tổng cộng 5 nhà máy, trạm nghiền xi măng, 8 trạm trộn bê tông với công suất 5,2 triệu tấn xi măng và 1 triệu m3 bê tông mỗi năm.


M&A đang là lối thoát cho ngành xi măng trong bối cảnh cung vẫn vượt cầu

Thời điểm tháng 3/2015, Tập đoàn Xuân Thành đã mua lại Nhà máy xi măng Minh Tâm (Hớn Quản, Bình Phước) từ chủ đầu tư cũ là công ty CP Miền Đông.

Nhà máy Xi măng Minh Tâm có tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào quý IV/2011 và dự kiến ra sản phẩm vào quý IV/2013. Tuy nhiên, do công ty cổ phần Miền Đông làm ăn thua lỗ (riêng năm 2014 lỗ trên 40 tỷ đồng), nên Dự án đã không thể triển khai theo đúng tiến độ. Cuối cùng, công ty cổ phần Miền Đông đã buộc phải nhượng lại cho Xuân Thành.

Nhiều nhà máy xi măng khác như Đồng Bành, Cẩm Phả trước đây bên bờ vực phá sản nhưng sau công cuộc M&A đã thoát cảnh phá sản. M&A không chỉ diễn ra với các DN nội mà còn giữa các DN nước ngoài với nhau, giữa các DN ngoại với DN Việt. Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, hiện nay, có nhiều tập đoàn trong ngành xi măng lớn của nước ngoài đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam để cạnh tranh thị phần.

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó TGĐ phụ trách kinh doanh xuất khẩu Tập đoàn Xi măng The Vissai cho rằng, những thương vụ M&A trong ngành xi măng trong thời gian qua như một “liều thuốc” mạnh giúp hồi sinh nhiều DN xi măng làm ăn thua lỗ, bên bờ vực phá sản. Mặt khác, M&A cũng là con đường để ngành xi măng khắc phục những khó khăn trong hoạt động sản xuất, bởi lẽ, điểm yếu của chúng ta là có quá nhiều DN quy mô nhỏ, phân tán. Vì vậy, sáp nhập liên kết để tạo thành những DN đầu mối mạnh sẽ gia tăng tính cạnh tranh và lợi thế về giá cho xi măng xuất khẩu, cũng như có lợi thế hơn khi đàm phán với đối tác nhập khẩu.

“Chúng ta thử nhìn sang Thái Lan, Malaysia hay Indonesia, họ chỉ có khoảng 10 “đầu mối” sản xuất xi măng lớn, còn VN ta hiện có tới gần 60 nhà sản xuất xi măng lớn, nhỏ, cạnh tranh rất khốc liệt. Trong khi tình hình sản xuất xi măng trong nước vẫn lụn vụn, phân tán. Do vậy, cần khuyến khích “cụm lại” để giảm bớt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh”- TS Phạm Nguyên Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại chia sẻ.

Tuy nhiên, Theo tiết lộ của các tập đoàn sản xuất xi măng nước ngoài, lí do để họ mua lại hay sáp nhập là do nguồn cung nguyên vật liệu ở Việt Nam khá dồi dào… Vì thế, thay vì xuất khẩu xi măng vào Việt Nam thì việc “thâu tóm” thị trường Việt Nam sẽ tốn ít chi phí và mang lại hiệu quả hơn.

Thừa nhận rằng, mua bán sáp nhập DN trong ngành là điều bình thường nhưng nếu có sự tham gia của nhà đầu tư ngoại thì cần thận trọng. Vì khi đầu tư, họ có thể khai thác nguồn đất sét, đá vôi của VN rồi sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu, phần lợi vẫn là DN nước ngoài. Trong khi nguồn tài nguyên trong nước lại đang cạn kiệt dần đi.

Theo DĐDN
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng