Các công nghệ này sẽ tạo thành một hệ thống tự động, hoạt động dưới sự điều khiển của bộ phận điều hành trung tâm, hạn chế tối đa sự tiếp xúc của con người với chất thải, đồng thời nâng cao tỉ lệ thay thế nhiệt trong quá trình lên tới 35%, giúp tiết kiệm nhiên liệu truyền thống, bao gồm: nâng cấp bộ phận tiền canxi hoá trên tháp tiền nung và nhà kho chứa chất thải mới tích hợp hệ thống băng tải tự động vận chuyển và nạp chất thải vào tháp tiền nung.
Công nghệ đồng xử lý chất thải giúp xử lý chất thải, góp phần tiết kiệm nhiên liệu mà không ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm
Công nghệ đồng xử lý chất thải đã được thế giới công nhận là công nghệ xử lý chất thải thân thiện với môi trường và Công ty Xi măng
Holcim Việt Nam là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành
xi măng ứng dụng vào sản xuất.
Bắt đầu thử nghiệm công nghệ đồng xử lý chất thải trong từ năm 2005, lò nung xi măng của Holcim tại Nhà máy Xi măng Hòn Chông là một thiết bị có tác dụng tiêu hủy hoàn toàn các chất thải (bao gồm chất thải nguy hại và không nguy hại) mà không để lại tro. Bởi lẽ lò nung có đặc tính là nhiệt độ rất cao và ổn định, lên đến 1.450
oC (2.652
oF). Nhiệt độ này vượt cả yêu cầu tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu để xử lý chất thải nguy hại một cách an toàn. Bên cạnh đó, với kiềm cao, các khí axít từ quá trình đốt sẽ được hấp thụ hoàn toàn trong môi trường kiềm được tạo ra bởi đá vôi - chính trong sản xuất xi măng. Vì thế, những ảnh hưởng tới môi trường từ các khí axít này sẽ được loại bỏ. Với những tính năng đó,
công nghệ này xử lý được hầu hết các loại chất thải công nghiệp và nông nghiệp như: trấu, chất thải công nghiệp từ các nhà máy
sơn, may mặc... (trừ chất thải y tế, thuốc nổ, chất phóng xạ)… mà không ảnh hưởng đến chất lượng của xi măng thành phẩm.
Để đảm bảo an toàn, toàn bộ chất thải phải được lấy mẫu, phân loại và kiểm tra nghiêm ngặt trước khi tiếp nhận để đảm bảo tính phù hợp với công nghệ đồng xử lý.
Được biết, ngoài hệ thống mới hoàn thiện này, Holcim Việt Nam đã đầu tư nhiều dự án khác hướng đến sản xuất xanh như: hệ thống tay áo, thay thế hệ thống lọc bụi tĩnh điện triển khai năm 2013, giúp giảm lượng bụi phải thải ra trong quá trình sản xuất
xi măng đến mức đối ta, chỉ còn 3-7mg/Nm3 (so với 100 mg/Nm3 được quy định theo pháp luật Việt Nam) với vốn đầu tư lên đến hơn 4 triệu USD.
Mục tiêu đến năm 2020 Holcim Việt Nam là giảm thải CO2 còn 380kg/tấn xi măng sản xuất và tăng chỉ số thay thế nhiệt lên 40%, gần gấp đôi so năm 2013.
Mạnh Thân - VLXD.org