Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Lội dòng để cứu mình

10/05/2011 - 11:20 SA

Chủ trương chỉ tập trung vốn tín dụng cho các dự án sản xuất, siết giảm cho vay đầu tư BĐS diễn ra trong bối cảnh giá xăng dầu, điện nước, nguyên liệu đầu vào đang leo thang. Và các DN ngành Xây dựng chính là những đơn vị đầu tiên nhận thấy rõ “sức nóng” và sức ép nóng bỏng và ghê gớm của áp lực này.


“Nóng” chưa từng thấy…


Với các DN BĐS, tình trạng không ít dự án đang đầu tư dở dang nhưng thực chất DN BĐS không thể có nguồn lực tiếp tục triển khai thi công xây dựng vì việc vay vốn thương mại để triển khai hầu như không thể thực hiện được. Việc không có nguồn lực triển khai dự án, cũng đồng nghĩa với việc các DN không thể ký được hợp đồng bán hàng (hoặc chuyển từ hợp đồng vay vốn sang hợp đồng bán hàng) vì thị trường BĐS đang chững lại.

Với các DN VLXD, tưởng rằng tình hình khá hơn vì Nhà nước vẫn khuyến khích lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Thực tế thì khi hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng bị đình trệ, thử hỏi VLXD sẽ bán cho ai? Điều này cũng xảy ra tương tự với các DN tư vấn xây dựng, cơ khí chế tạo, lắp máy…

Khắp nơi trong các DN ngành Xây dựng đều chung một nỗi niềm khó nói, rằng chưa thấy khi nào khó khăn như bây giờ, kể cả thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009. Sở dĩ khi đó các DN không cảm thấy quá “nóng” như bây giờ bởi lúc đó Chính phủ đã liên tiếp thực hiện hai gói kích cầu có giá trị lớn.

Nay dù kinh tế toàn cầu vẫn khó khăn, nhưng các DN nước ngoài đã có tiềm lực mạnh hơn sau một thời gian căng sức nỗ lực vượt qua khủng hoảng. “Điểm rơi” của các DN Xây dựng diễn ra chậm hơn của họ - nghĩa là khi họ manh nha lấy lại được sức mạnh thì ta bất ngờ gặp khó khăn, đương nhiên sức cạnh tranh giảm sút so với những đối thủ “đang lên”. Đó là điều ta cần sớm nhìn nhận và tìm ra giải pháp hợp lý để tìm lại sức mạnh cho các DN ngành Xây dựng.

DN tích cực “tự cứu mình”

Lúc này, các DN cũng rất tích cực tìm kiếm các giải pháp “tự cứu mình”. Không ít DN xây lắp cách đây chưa lâu vẫn “mơ màng” bước chân sang địa hạt BĐS với tia hy vọng đầu tư kinh doanh BĐS bấy lâu kiếm lời khủng thì nay âm thầm quay về tìm kiếm các hợp đồng thầu, coi đó là kế “vượt qua thời đói kém”.

Về phía các DN VLXD, được biết cũng đang rất tích cực đẩy mạnh xuất khẩu để chủ động hơn nguồn ngoại tệ, đồng thời siết giảm các chi tiêu, tăng cường các biện pháp quản trị DN… Nói chung là DN đang thực hiện tất cả các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” để tự cứu mình chứ không trông chờ một phép màu nào đó tựa như các gói kích cầu của đợt khủng hoảng trước.

Một lãnh đạo Cty chuyên đầu tư kinh doanh các dự án BĐS cũng thẳng thắn thừa nhận: Trong khó khăn đã cho thấy một cuộc “sàng lọc” nghiêm túc về chất lượng đã diễn ra rất đúng quy luật vận động của nền kinh tế, không ít DN BĐS sống bám trên lưng người khác đã thành quen, tạo ra các “cuộc chơi bầy đàn về tài chính” rất nguy hiểm cho nền kinh tế nay chắc chắn sẽ bị loại thải bớt.

Một điều chắc chắn rằng, tất cả các DN ngành Xây dựng đều đang nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ về việc cân nhắc, rà soát rất kỹ lại danh mục các dự án để quyết định đầu tư. Những dự án nào có thể thu tiền được ngay sẽ được ưu tiên triển khai, những dự án nào lợi nhuận thấp sẽ thực hiện giãn tiến độ sang năm sau hoặc có thể chấm dứt hẳn.

Về việc nguồn vốn tín dụng cho vay BĐS bị siết giảm, không phải ai cũng nhìn vấn đề này một cách bi quan. Suy cho cùng các ngân hàng thương mại cũng phải tìm cách để sống. Nếu DN đầu tư BĐS có thái độ làm việc nghiêm túc thì không quá khó khăn để tìm ra tiếng nói chung với các ngân hàng.

Rõ ràng là, nếu nhìn khó khăn ở góc độ tích cực, có thể thấy cơn bĩ cực xảy ra lúc này có thể lại là “chiếc chổi” quét đi những kiểu làm ăn chụp giựt. Và bàn tay can thiệp kịp thời của các cấp quản lý nhà nước sẽ là bệ phóng tích cực để đồng hành với các DN trong cuộc thoát hiểm.

Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, Bộ Xây dựng đã chỉ thị tới tất cả các đơn vị trực thuộc yêu cầu thực hiện 5 nhóm giải pháp chủ yếu. Trước mắt, các đơn vị tạm dừng khởi công các dự án mới. Các dự án đang triển khai cũng sẽ được rà soát lại về mục tiêu, quy mô, hiệu quả đầu tư và tiến độ thực hiện… Sau khi có kết quả rà soát, Bộ sẽ thực hiện các biện pháp để cắt giảm, giãn tiến độ hoặc ngừng triển khai đối với các dự án kém hiệu quả, các dự án có tiến độ thực hiện chậm, các dự án chưa thực sự cấp bách..

NQ_Theo,baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng