Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Phá dỡ công trình: Quan trọng nhất là an toàn

07/11/2013 - 05:41 CH

Phá dỡ công trình - công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại không dễ dàng.

Ông Đàm Văn Long
Trong bối cảnh nhiều công trình xây dựng từ thời bao cấp, chung cư, cơ quan cũ… đã xuống cấp, không còn đủ an toàn để sử dụng như hiện nay thì phá dỡ đã là nhu cầu tất yếu. Thế nhưng, lĩnh vực này đang phát triển rất tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Ông Đàm Văn Long - Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Cty CP Tập đoàn Phương Bắc (một trong những đơn vị phá dỡ chuyên nghiệp) chia sẻ với Báo Xây dựng xung quanh vấn đề này.

Ông đánh giá như thế nào về thị trường phá dỡ ở Việt Nam?

- Việt Nam hiện có rất ít các nhà thầu phá dỡ chuyên nghiệp. Thị trường phá dỡ chủ yếu phát triển tự phát theo kiểu mạnh ai nấy làm, cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, hành lang pháp lý trong lĩnh vực này còn lỏng lẻo, chưa có chế tài rõ ràng dẫn đến một số đối tượng ngoài xã hội lợi dụng gây mất trật tự. Chúng ta cũng chưa có những quy chuẩn cụ thể dẫn đến nhiều đơn vị không đủ khả năng nhưng vẫn tham gia phá dỡ.

Vậy theo ông, điều gì là quan trọng nhất khi phá dỡ?

- Quan trọng nhất là phải an toàn. Thực tế, phá dỡ chỉ nhanh hơn xây thôi chứ đây là một công việc thực sự khó khăn. Nếu đơn vị phá dỡ không có kinh nghiệm, không nắm rõ được kết cấu của công trình sẽ không tính toán được hướng đổ của tòa nhà có thể gây hậu quả khôn lường. Đã có chủ đầu tư, đơn vị không có kinh nghiệm tự phá dỡ để xảy ra tai nạn đáng tiếc. Đặc biệt, với những công trình nguy hiểm như TTTM Hải Dương, các kết cấu đã bị biến dạng, nguy cơ đổ sụp rất cao, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, độ an toàn khi phá dỡ công trình này càng phải đòi hỏi rất cao.


Phá dỡ tháp nước Trung Tự (Hà Nội).

Trong quá trình tham gia phá dỡ, khó khăn mà Cty Phương Bắc thường gặp phải là gì, thưa ông?

- Do tính chất đặc thù của công trình phá dỡ, có nhiều tài sản cũ (có thể từ thời bao cấp) không thể định giá được nữa, nên nếu không có kinh nghiệm thì hầu hết bỏ đi. Do đó, Cty Phương Bắc đã thành lập được hệ thống, mạng lưới có thể thu, tận dụng lại tối đa các sản phẩm đó. Nhưng đôi khi, vướng mắc lại nằm ở chỗ một đơn vị được giao phá, một đơn vị khác lại được giao quản lý tài sản dẫn đến tình trạng người phá cứ phá, cái gì có thể thu hồi được thì đã phá mất rồi. Nên theo tôi, cần phải có cơ chế thống nhất, gắn trách nhiệm cho đơn vị phá dỡ để họ vừa thi công, vừa quản lý thì mới có thể tận dụng được phế thải. Sẽ là lãng phí cho ngân sách Nhà nước nếu không tận dụng được nguồn phế thải từ các công trình phá dỡ.



Phá dỡ công trình xây dựng sai phép phường Dịch Vọng Hậu (Hà Nội).

Được biết, Cty Phương Bắc vừa có công văn gửi UBND tỉnh Hải Dương đề nghị được phá dỡ công trình TTTM Hải Dương mà không thu phí. Xin ông cho biết rõ hơn về vấn đề này?

- Với 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phá dỡ, chúng tôi có nguồn nhân lực và thiết bị chuyên nghiệp. Vào lúc kinh tế khó khăn như hiện nay, chúng tôi đưa ra giải pháp tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước. Với TTTM Hải Dương, chúng tôi chỉ tận thu phế liệu và tài sản cũ tái chế lại để bù vào kinh phí phá dỡ chứ không lấy từ ngân sách thêm một khoản nào nữa. Thực tế, chúng tôi đã phá dỡ thành công nhiều công trình theo phương án này như Hội trường Công an Hà Nội (CAHN), Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra (CAHN) và một loạt trụ sở các công an phường… Đặc biệt, tòa nhà TTTM Hải Dương đang trong tình trạng nguy hiểm, có thể đổ sập bất cứ lúc nào, để đảm bảo an toàn cần phải khẩn cấp tháo dỡ. Hiện chúng tôi đang chờ câu trả lời chính thức từ cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương.

Xin cảm ơn ông!

Theo Báo Xây dựng

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng