Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Vicem: Vượt lên thách thức!

29/01/2013 - 11:28 SA

Năm 2012 đã khép lại. Một năm đủ sóng gió, áp lực với ngành Xây dựng. Co cụm không vượt nổi trong khó khăn của BĐS đóng băng, của nhiều công trình lớn phải giãn, phải dừng… Nhiều DN gục ngã giơ tay chịu trận.

Đổi mới quản trị DN

Thật mừng, “tổng” Vicem với “8 DN, một thương hiệu, một tầm nhìn” vẫn chung sức, bền lòng tìm cách để vượt lên. Sự năng động, nhanh nhạy của vị “tư lệnh” Tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Anh đã như truyền lửa cho các DN Cá cược game . Càng trong áp lực khó khăn, càng phải bản lĩnh và tỉnh táo. Bản lĩnh để không bị cuốn theo cơn gió lạ của cơ chế thị trường. Tỉnh táo để có những phán quyết thông minh trong điều hành SXKD.

Mới hay sự quyết liệt trong đổi mới quản trị DN đã tạo ra những chuyển động cho cả “tổng” Vicem trong những năm tháng đất nước lắm khó khăn, nhiều thách thức hiện nay. Chúng tôi cứ nhớ mãi câu chuyện trải lòng của người đứng đầu Vicem mấy năm trước khi hàng loạt DN lớn ào ạt thi nhau chuyển lên mô hình tập đoàn kinh tế. Có người hỏi Tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Anh: “Sao Vicem không thành lập tập đoàn?”. Làm ăn lớn là phải đa ngành, đa nghề, đa chức năng… Người đứng đầu Vicem trả lời nhẹ nhàng hóm hỉnh, nhưng dứt khoát: “Ngủ qua đêm là thành tập đoàn có khó chi đâu. Nhưng làm cái gì cho đúng là tập đoàn, cho có hiệu quả mới là cái cần hơn. Với Vicem đâu khác là xi măng, thì cứ SXKD sản phẩm này cho “trọn đạo” cái đã”.

Chuyện đã mấy năm rồi, giờ nhìn các DN lớn lên tập đoàn làm ăn yếu kém thua lỗ, đồng vốn không bảo toàn đang gây đủ ì xèo. Có “ông tập đoàn” lớn tai tiếng vì nợ lút đầu, nội bộ bung bét thoái lui quay về, chia tay vội cái danh tiếng tập đoàn. Càng thấy lãnh đạo Vicem kiên định trong điều hành SXKD là đúng hướng. Phải đặt lên hàng đầu việc đổi mới quản trị DN, phải dũng cảm “đột phá” vào những trì trệ mới mong trụ vững trước sóng gió thị trường đầy bất ưng này. Nhớ mãi câu chuyện ấy của Tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Anh với chúng tôi khi ông từ phía Nam ra Hà Nội nhận nhiệm vụ với tứ bề khó khăn, thách thức. Đam mê nghiệp xi măng, nhiệt huyết, bản lĩnh chả chịu thua ai đã khẳng định vai trò người đứng đầu DN trong con người Nguyễn Ngọc Anh. Càng thấy những gì có được hôm nay của Vicem là đáng ghi nhận.

Chính phủ giao cho TCty: Không để đất nước thiếu xi măng trong xây dựng. Phải là nòng cốt trong điều tiết, dẫn dắt thị trường. Cả tổng một lòng xây dựng hàng loạt các dây chuyền xi măng hiện đại. Đầu tư cho một dây chuyền xi măng đâu ít vốn, phải 4 - 5 nghìn tỷ đồng. Nhưng không thể bằng công nghệ thiết bị lạc hậu, không thể bê về cho đất nước những nhà máy chỉ vài năm thành đống sắt phế liệu! Ông là người mê công nghệ làm xi măng hiện đại châu Âu hơn cả. Sau này hiểu ông hơn, mới biết bàn chân ông đi nhiều nước, cái gì “thiên hạ” hay là ông ấp ủ “mang về”. Thế nên, các dây chuyền làm xi măng của Vicem đang nắm trong tay hiện đại chả ai chê được. Nhưng cuộc đời mấy ai lường cho hết. Khi cả loạt dây chuyền làm xi măng hiện đại nối nhau xây dựng lắp đặt xong đi vào vận hành thì cũng là lúc kinh tế thế giới đi vào suy thoái. Hội nhập rồi, đất nước cũng đâu có thể đứng ngoài vòng. Khó khăn càng lớn, áp lực càng tăng khi đủ mặt các ngành, các địa phương cũng thi nhau “chạy vốn” xây dựng nhiều nhà máy xi măng khác.

Cung lớn hơn cầu, càng đặt ra cho Vicem những lo toan thách thức. Bao cuộc họp ở “đại bản doanh” của TCty ở 228 Lê Duẩn - Hà Nội, cuộc họp nào cũng nóng bỏng trên bàn nghị sự: Vicem làm cách gì để vượt lên? Lấy sức mạnh của DN lớn, hướng các DN Cá cược game biết vì nhau để làm ngời sáng thương hiệu Xi măng Vicem. Rất mừng, trong khi cả loạt nhà máy xi măng: Đồng Bành, Thái Nguyên, Hạ Long… xây dựng xong ngập chìm trong nợ nần, thua lỗ, thì tất cả các nhà máy của tổng chung một thương hiệu Vicem, chung một chiến lược kinh doanh bài bản, khẳng định vai trò tiên phong đột phá vào đổi mới quản lý, đổi mới quản trị DN.

Khó khăn đâu nhỏ. Thách thức, cạnh tranh đâu ít. Nhưng những chỉ đạo từ “Tổng hành dinh” truyền xuống các DN Cá cược game đều nhất nhất tuân thủ như mệnh lệnh tác chiến. Gỡ từng cái khó, thực hiện phân khúc thị trường để không chồng chéo, không cạnh tranh nhau trong cùng “một tổng”. Mới hay, sự quyết liệt trong đổi mới nguồn lực, đổi mới quản lý tài chính đã làm cho từng DN Cá cược game mạnh lên, làm cho cả TCty mạnh lên. Trí tuệ và bản lĩnh của những người đứng đầu không lùi bước trước khó khăn vẫn tỉnh táo mở lấy hướng đi. Các DN Cá cược game phát huy trí tuệ sáng tạo với đủ cách nghĩ, cách làm để đẩy mạnh khâu tiêu thụ xi măng.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm


Vicem Hoàng Thạch, một DN SXKD bao năm nổi danh, có bao giờ mà nỗi lo tiêu thụ xi măng quyết liệt như năm qua? Đã có lúc phải tạm dừng dây chuyền 1 vì tiêu thụ quá chậm, lượng clinker tồn kho như núi tới 500 nghìn tấn. Tổng giám đốc Đào Ngọc Bình đứng trên đống lửa khi có ngày tiêu thụ xi măng tụt xuống con số 5 nghìn tấn. Thị trường Hải Dương - nơi DN đứng chân và thị trường Hà Nội bao giờ cũng chiếm thị phần cao trong tiêu thụ, giờ cũng giảm đi không lo sao được. Bám sát các nhà phân phối chính, cùng với họ chia sẻ, gỡ khó để đẩy mạnh bán ra. Rồi Vicem Hoàng Thạch còn mở thêm sản phẩm mới MC25 là xi măng chuyên dụng xây trát cao cấp. Rồi “tung tướng”, “phái quân” bám sát các trạm trộn bê tông tươi để đưa xi măng Hoàng Thạch tới. Rồi mở đường xuất khẩu xi măng ra các nước, chấp nhận không mấy lợi nhuận. Rồi mở thêm thị trường mới ở Móng Cái và các tỉnh miền núi. Trò chuyện với Phó tổng giám đốc Nguyễn Thị Tảo - “Nữ tướng” phụ trách mũi nhọn tiêu thụ của Vicem Hoàng Thạch, chúng tôi càng thấm nỗi khó trong tiêu thụ xi măng, khi cung lớn, mà cầu thì cứ nhỏ dần đi. Nhưng chiến lược tiêu thụ của Vicem Hoàng Thạch rất độc đáo, có nét riêng. Nữ Phó tổng giám đốc Nguyễn Thi Tảo cho biết: Hoàng Thạch giữ giá bán là cách bảo vệ thương hiệu, uy tín của Xi măng Hoàng Thạch trên thị trường. Chúng tôi đã đọc hai lá thư ngỏ của người đứng đầu DN gửi các nhà phân phối. Câu chữ trong thư chân thành mà thật lay động. Biết tri ân, biết chia sẻ với những người đồng hành với DN của mình như thế thật quý thay! Một năm khép lại, Vicem Hoàng Thạch vẫn khẳng định vị thế của một DN lớn biết làm và dám làm. Sản phẩm làm ra tiêu thụ hết, dù phải bán clinker giảm đi lợi nhuận. Nhưng đóng góp cho Nhà nước vẫn đầy đủ. 2.800 lao động làm xi măng vẫn có thu nhập bình quân một người 9 triệu đ/tháng. Lợi nhuận vẫn đạt 250 tỷ đồng.

Sự bứt phá ngoạn mục năm qua phải nói tới Vicem Bỉm Sơn. Khi nhà máy mới đi vào vận hành đã có nhiều người lo không biết Vicem Bỉm Sơn sẽ quay cách gì để tiêu thụ hết công suất 2,85 triệu tấn clinker/năm. Giám đốc trẻ Bùi Hồng Minh, sinh năm 1971 được tổng Vicem điều về kế nhiệm ông giám đốc đến tuổi nghỉ hưu. Sức trẻ và cách nghĩ, cách làm trẻ đã tạo ra sức bật mới cho Vicem Bỉm Sơn. Sản xuất vượt công suất thiết kế đạt 3 triệu tấn. Kỳ diệu hơn là Xi măng Bỉm Sơn làm ra đến đâu đều tiêu thụ gọn. Hơn 120 lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu, nhưng biết vì người ở lại, vì sự bền vững của DN đã tự nguyện rời nhà máy nhường chỗ cho lớp trẻ có học, có nghề vào làm việc. Hàng chục tỷ đồng giúp cho người về nghỉ sớm.Cam kết trả nợ vốn vay ngân hàng đầu tư “nhà máy mới” thực hiện vượt mức 150 tỷ đồng, đạt tới con số 880 tỷ trong năm 2012. Thu nhập bình quân người lao động từ 6,5 triệu vượt lên con số 8,5 triệu đ/tháng. Doanh thu đạt mức kỷ lục: 3.700 tỷ đồng!

Không thể không nói đến những chuyển động của Vicem Hà Tiên án ngữ, đảm trách thị trường phía nam. Hình như đã qua cái thời thị trường xi măng dễ tiêu thụ ở đất phương nam này. Cạnh tranh như càng quyết liệt khi đủ thương hiệu xi măng tràn vào đây. Nhưng rất mừng, chất lượng xi măng Vicem Hà Tiên với nhãn “con kỳ lân” càng trụ vững trong người dùng, khẳng định đẳng cấp chất lượng. Mừng hơn là những đầu tư lớn, phải lo trả nợ lớn trong thời khắc cam go này mà sản xuất vẫn chạy đều, kinh doanh vẫn bền bỉ để vượt lên. Vicem Hà Tiên trả nợ vốn vay ngân hàng năm ngoái 1.200 tỷ, thì năm nay trả được 1.400 tỷ theo đúng cam kết với các ngân hàng là điều rất đáng ghi nhận.

Còn phải nói đến sự năng động của Vicem Hoàng Mai, Vicem Bút Sơn trong SXKD năm qua đều hướng tới độ bền vững và cách làm ăn ngày càng bài bản. Vicem Hoàng Mai xây dựng tốt mối quan hệ bền chặt với các nhà phân phối chính, mở hướng xuất khẩu xi măng sang các nước lân cận. Vicem Bút Sơn mở những đợt trọng điểm đưa xi măng đến các xã trong tỉnh xây dựng đường giao thông liên xã, liên thôn và làm kênh mương trong chiến lược dài hơi xây dựng nông thôn mới của Hà Nam.

Khó khăn và thách thức còn nhiều phía trước. Nhưng một năm tứ bề khó khăn mà cả TCty vẫn bền lòng vượt qua, ghi dấu ấn mới. Đó là điểm tựa, là niềm tin mà đất nước chờ mong từ những DN lớn biết làm, dám làm, biết cách vượt ra khỏi “vòng xoáy” của thời kinh tế suy thoái như “Tổng” Vicem là điều rất đáng ghi nhận!

Một năm đi qua, cả “Tổng” Vicem chung sức vượt lên. Sản lượng clinker đạt 15,5 triệu tấn; Tổng sản phẩm tiêu thụ xi măng và clinker đạt 19,5 triệu tấn vượt 3% so với năm 2011; Doanh thu đạt 28.830 tỷ đồng; Lợi nhuận 540 tỷ đồng; Trả nợ đầu tư cho các ngân hàng theo đúng cam kết; Đóng góp đủ đầy cho Nhà nước theo luật định. Đời sống người lao động bảo đảm.

Theo baoxaydung

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng