Ông Hà Quang Hiện, Chánh Văn phòng Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vivem), cho hay, việc tăng giá điện nằm trong dự tính của doanh nghiệp. Mặc dù phải chịu tác động của nhiều chi phí đầu vào khác, nhưng tăng giá điện được xem là không tránh khỏi trong bối cảnh ngành Điện chịu khó khăn do các chi phí sản xuất đầu vào như than, dầu tăng cao.
Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương mức tăng 4,8%. Điều này có thể tác động tiêu cực đến một số ngành sản xuất tiêu thụ nhiều điện như xi măng, thép... Mức tăng giá lần này đã được nhiều doanh nghiệp dự báo và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó tác động.
Trong cơ cấu giá vốn hàng bán của một số doanh nghiệp, chi phí điện chiếm tỉ trọng cao như: thép 10%, xi măng 14 - 15%... Tăng giá điện được nhiều doanh nghiệp nhìn nhận sẽ có tác động, dù không lớn. Song việc này cũng khiến việc tiết kiệm điện được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
Theo ông Hà Quang Hiện, Chánh Văn phòng Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vivem) cho hay, việc tăng giá điện nằm trong dự tính của doanh nghiệp. Mặc dù phải chịu tác động của nhiều chi phí đầu vào khác, nhưng tăng giá điện được xem là không tránh khỏi trong bối cảnh ngành Điện chịu khó khăn do các chi phí sản xuất đầu vào như than, dầu tăng cao.
Trong dự tính cũng đã tính đến việc tăng giá điện. Tăng giá điện buộc đơn vị sản xuất xi măng phải tính toán lại vấn đề sản xuất, thực hiện đẩy mạnh hơn tiết giảm chi phí, sử dụng điện hiệu quả hơn, ông Hà Quang Hiện nói.
Cùng ý kiến, ông Nguyễn Đình Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai cho rằng, điện tăng giá cũng hoàn toàn phù hợp khi các chi phí đầu vào tăng lên.
Mặc dù đã tự chủ khoảng 30% lượng điện sản xuất, nhưng lượng tiêu thụ điện mua ngoài của doanh nghiệp vẫn còn rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ tính toán để cơ cấu lại sản xuất, tối ưu hơn để tiết giảm chi phí.
Để thích ứng với việc tăng chi phí sản xuất, trong đó có giá điện, bản thân ngành Xi măng đã đặt ra nhiều giải pháp cho mục tiêu phát triển, trong đó các doanh nghiệp xi măng áp dụng công nghệ phát điện tận dụng nhiệt khí thải tại các dây chuyền sản xuất xi măng nhằm tự cung cấp một phần điện tiêu thụ; áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung làm nhiên liệu thay thế trong nhà máy xi măng...
Nguồn: ximang.vn (TH)