Nhu cầu tiêu thụ năm 2014 ước chỉ 63 triệu tấn, trong khi tổng công suất lên tới 72 triệu tấn
Như vậy, Công ty cổ phần
Tân Thắng (chủ đầu tư Dự án Xi măng Tân Thắng) sẽ phải tự thu xếp nguồn vốn, chứ không thể trông chờ vào kênh Chính phủ bảo lãnh như nhiều dự án đã từng được hưởng trước đây.
Nhà máy Xi măng Tân Thắng được khởi công xây dựng từ tháng 2/2010, công suất 1,9 triệu tấn/năm, đặt tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) có tổng mức đầu tư 3.644 tỷ đồng. Hiện Dự án đã hoàn thành cơ bản hạ tầng, đang chuẩn bị lắp đặt dây chuyền thiết bị, dự kiến đến năm 2016, sẽ cung cấp sản phẩm ra thị trường.
Trước đó (tháng 8/2013), Công ty cổ phần
Tân Thắng đã tổ chức đấu thầu quốc tế và lựa chọn được 5 nhà thầu cung cấp dây chuyền công nghệ, thiết bị đồng bộ, tiên tiến, hiện đại bậc nhất thế giới, với tổng giá trị hợp đồng 93,3 triệu USD.
Tại thời điểm diễn ra lễ ký kết, ông Nguyễn Cao Điến, Tổng giám đốc Nhà máy Xi măng Tân Thắng vẫn khá lạc quan khi cho rằng, xi măng vẫn là ngành sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nhất là những doanh nghiệp được đầu tư bài bản, công nghệ thiết bị EU, G7 như Dự án Xi măng Tân Thắng.
Việc Chính phủ kiên quyết nói “không” với các dự án
đề nghị được bảo lãnh vay vốn nước ngoài là hoàn toàn hợp lý, nhất là trong bối cảnh nguồn cung ngành xi măng đang lớn hơn cầu như hiện nay.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến thời điểm này, tổng công suất ngành
xi măng 72 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ năm 2014 dự kiến đạt 63
triệu tấn. Từ nay đến năm 2016, vẫn còn một số dự án mới đang đầu tư và
dự kiến vận hành trong giai đoạn này. Khi đó, công suất ngành xi măng
sẽ không còn dừng ở con số 72 triệu tấn.
|
vlxd.org * (Nguồn: Báo Đầu tư)