Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Đầu tư - Chứng khoán

Vốn FDI nghẽn dòng

21/02/2013 - 08:23 CH

Vốn FDI vào Việt Nam liên tục giảm trong vòng 5 năm gần đây và dự kiến khó hồi phục trong thời gian tới nếu không có cải cách mạnh mẽ về môi trường đầu tư.
Khi nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào vốn thì với mức đầu tư ngày càng thấp, nền kinh tế khó thoát khỏi sự trì trệ và buộc phải lệ thuộc nhiều hơn vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Nhưng dòng vốn FDI vào Việt Nam bất ngờ giảm 20% trong năm 2012 (so với năm 2011) đã đặt ra nhiều vấn đề về sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam đối với các nhà đầu tư.

Rất đáng quan ngại

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, chỉ trong tháng 1-2013, các nhà đầu tư nước ngoài đã bơm trên 280 triệu USD vào 8 ngành, lĩnh vực của Việt Nam. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với 21 dự án đầu tư mới. Tính đến ngày 20-1, có 14.442 dự án nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 209.920 triệu USD, vốn điều lệ hơn 72.049 triệu USD.

Về hình thức đầu tư, có 11.438 dự án 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 138.892 triệu USD. Tính đến thời điểm hiện tại, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là những ngành thu hút đầu tư mạnh nhất (8.072 dự án), tiếp theo là các ngành kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng…

Tuy nhiên, nếu tính chung trong 5 năm (từ 2008 đến 2012), theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã liên tục suy giảm và không đạt mục tiêu đề ra. Năm 2008, Việt Nam đạt kỷ lục thu hút gần 64 tỉ USD vốn FDI đăng ký. Năm 2009 chỉ thu hút được 21,48 tỉ USD, bằng 30% vốn đăng ký năm trước.

Sang năm 2010, đặt mục tiêu thu hút 23 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009 nhưng kết quả thực hiện chỉ đạt 18,1 tỉ USD. Năm 2011, chỉ tiêu đặt ra vẫn loanh quanh ở mức 20-21 tỉ USD nhưng kết quả đạt được là 14,7 tỉ USD.

Kết thúc năm 2012, Việt Nam thu hút được hơn 13 tỉ USD vốn FDI, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2011 và thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là 15-17 tỉ USD. Mặc dù 2013 được đánh giá là năm có mức giải ngân tốt nhưng kết quả giải ngân cũng thấp hơn 5% so với năm ngoái, chỉ đạt 10,46 tỉ USD.

TS Nguyễn Đức Thành, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội (VEPR), đánh giá: Ngoài điểm tích cực là 2/3 lượng vốn đổ vào khu vực sản xuất và chế biến - những lĩnh vực có năng suất cao và tạo ra sản phẩm thực cho nền kinh tế - thì Việt Nam đang giậm chân tại chỗ trong việc thu hút FDI và xếp cuối cùng trong khu vực. Vốn FDI là chỉ số quan trọng cho thấy sức hút của thị trường, dòng vốn này suy giảm đồng nghĩa với môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Ông Thành nhấn mạnh: Vốn FDI vào Việt Nam giảm trong khi trên thế giới dòng vốn vẫn luân chuyển gần 17.000 tỉ đồng và chảy mạnh vào Đông Nam Á, đây là vấn đề rất đáng quan ngại.

“Vốn vào Việt Nam lại giảm cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã không còn sức bật, đang già cỗi đi trong mắt nhà đầu tư” - TS Nguyễn Đức Thành nhận xét. Ông cảnh báo khi ASEAN xóa bỏ hàng rào thuế quan, các nhà đầu tư lớn rất có thể sẽ chuyển nhà máy sang những thị trường đang có sức hấp dẫn mới và nếu không có cải cách, Việt Nam không thể đạt mục tiêu thu hút hơn 60 tỉ USD như đã từng đạt được trong năm 2008.

Giá trị thấp, vắng nhà đầu tư lớn

Theo ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, đầu tư từ các quốc gia phát triển vào Việt Nam còn khiêm tốn nếu so với đầu tư của các nước này vào Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia… Đến nay, mới có hơn 100 tập đoàn xuyên quốc gia trong số khoảng 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trung Quốc đã thu hút được hơn 400 tập đoàn xuyên quốc gia.

Trong 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam năm 2012 vẫn thiếu vắng các nhà đầu tư đến từ những cường quốc - đối tượng mà Việt Nam kỳ vọng tạo được sự chuyển giao công nghệ để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của nền kinh tế. FDI vào Việt Nam chủ yếu đến từ các nước và vùng lãnh thổ châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông (chiếm 70,6%).

Nguồn vốn đến từ châu Âu không lớn, như: Đức, Pháp và Anh chiếm 8,8%; châu Mỹ như Mỹ và Canada chiếm 7,7%; Úc chiếm 2,7%... Bên cạnh đó, dòng vốn FDI thời gian qua hướng nhiều vào ngành thâm dụng lao động, sử dụng nhiều tài nguyên, tận dụng chính sách bảo hộ. Trong khi đó, kết quả thu hút FDI ở ngành sử dụng công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường chưa để lại dấu ấn đậm nét.

Theo Hiệp hội Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), hiện trong tốp 10 nhà đầu tư vào Việt Nam vẫn chưa có nhà đầu tư nào đến từ các Cá cược game Liên minh châu Âu (EU). Đầu tư của Mỹ vào Đông Nam Á đang tăng rất mạnh nhưng Việt Nam cũng chỉ thu hút được vài trăm triệu USD trong khi Singapore thu hút hơn 7 tỉ USD, Thái Lan thu hút hơn 2 tỉ USD. Nguyên nhân là do nhà đầu tư vẫn chưa tin tưởng vào khả năng cải thiện cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, môi trường pháp lý và tính minh bạch nhất quán về chính sách của ta.

Khả năng tăng thu hút vốn FDI tại các cường quốc kinh tế vào Việt Nam dự báo còn nhiều khó khăn...

Chưa thể bật dậy trong năm nay

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, ngoài những khó khăn lớn như thu hút đầu tư nước ngoài giảm, chất lượng dự án đầu tư chưa cao, tỉ lệ tạo việc làm mới chưa tương xứng với mức thu hút vốn FDI, một số doanh nghiệp có hiện tượng gây ô nhiễm môi trường… thì chính sách pháp luật còn chậm cải tiến đã làm giảm tính cạnh tranh của môi trường đầu tư so với một số nước như Thái Lan, Indonesia, Myanmar…

Năm 2013, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục khó khăn nên nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa thể phục hồi mạnh. Dự kiến, vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 13-14 tỉ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 10,5 tỉ USD - tương đương năm 2012.

Theo NLĐ

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng