Theo đó, Bộ Công thương khuyến cáo, các doanh nghiệp thép cần tận dụng các ưu thế về sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, tối thiểu hóa chi phí để có giá cạnh tranh, đồng thời xây dựng hệ thống chi nhánh phân phối bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ.
Thực tế, trong tháng 2/2013, tình hình sản xuất ngành thép vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của việc nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.., sản lượng sắt, thép thô ước đạt 125,9 nghìn tấn, bằng 80,1% so với tháng trước và cũng chỉ bằng 95,0% so với cùng kỳ tháng 2/2013.
Tính chung 2 tháng đầu năm sản lượng sắt, thép thô ước đạt 283,1 nghìn tấn, giảm 26,5% so với cùng kỳ; thép cán ước đạt 482,7 nghìn tấn, tăng 22,0% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc ước đạt 430,7 nghìn tấn, giảm 4,7% so với cùng kỳ.
Hiện giá nguyên liệu thế giới đang có xu hướng giảm, nguồn cung trong nước lớn hơn nhu cầu thị trường, tuy nhiên các đơn vị sản xuất vẫn giữ ở mức giá ổn định. Giá bán thực tế tại nguồn (chưa tính VAT, giao tại nhà máy, trừ chiết khấu tối đa, tùy theo quy cách, chủng loại sản phẩm, tùy theo nhà sản xuất) là: thép cây thông dụng phổ biến ở mức từ 12,40 - 13,67 triệu đồng/tấn; thép cuộn từ 12,40 - 13,37 triệu đồng/tấn.
Ngày 25 tháng 01 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2014/TT-BCT Quy định về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép. Thông tư là cơ sở cho việc thẩm định và quản lý các dự án sản xuất gang, thép, khắc phục hiện tượng đầu tư các dự án có quy mô nhỏ lẻ, sử dụng thiết bị lạc hậu, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm thép sản xuất trong nước.
Theo HNM (SJ)