Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Màng nano biến nước mặn thành nước ngọt

20/11/2015 - 05:35 CH

Các kỹ sư Mỹ vừa phát minh ra loại vật liệu mới có tên “nanopores”, có tác dụng lọc nước mặn cao hơn màng graphene tới 70%, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nước ngọt trong lâu dài.


Loại vật liệu này cho phép các phân tử nước đi qua các lỗ cực nhỏ nhằm chặn lại muối cùng các chất bẩn khác. Độ dày màng cỡ nanomet, chế tạo bằng vật liệu molybdenum disulphide (MoS2).

MoS2 đáp ứng được yêu cầu về tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành hệ thống khử mặn. Quá trình khử mặn của MoS2 dựa trên nguyên lý thẩm thấu ngược, khi cho dòng nước biển đi qua một màng nhựa mỏng. Theo cấu tạo phân tử MoS2, nguyên tử Mo nằm ở trung tâm sẽ hút nước, trong khi lưu huỳnh (S) thì đẩy theo cùng hướng, làm cho tốc độ nước đi qua nanopore tăng.

“Nó kết hợp cả tính chất hóa học của MoS2 và dạng hình học của nanopore. Nhờ đó, chúng ta không cần phải chức năng hóa các lỗ nanopore”, Giáo sư Narayana Aluru, chuyên ngành khoa học và kỹ thuật cơ khí, Đại học Illinois, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay.

Ông nói thêm: “Trái đất là một hành tinh đầy nước nhưng lại có rất ít nước uống được”. Phương pháp lọc nước biển với giá rẻ có thể giải quyết được vấn đề thiếu hụt nguồn nước hiện nay.

Theo TG & VN

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng