Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Bình Dương: Đẩy mạnh phát triển vật liệu xây không nung

17/03/2016 - 05:14 CH

Thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN), trong những năm gần đây, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất và đưa VLXKN vào xây dựng các công trình công cộng và dân sinh.
So với gạch đất sét nung, gạch không nung có các ưu điểm vượt trội như ít phát thải khí nhà kính; sử dụng ít nhiên liệu; sử dụng phế thải làm nguyên liệu; nhẹ, có khả năng cách âm, cách nhiệt; đẩy nhanh tiến độ thi công… Do vậy, sản xuất và sử dụng gạch không nung đang là một xu hướng tất yếu của ngành xây dựng.

Ông Ngô Văn Dinh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết từ năm 2011, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, sở đã phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công thương tổ chức hội thảo giới thiệu và xúc tiến chuyển giao công nghệ sản xuất VLXKN và vật liệu bê tông siêu nhẹ. Mục tiêu là tạo cơ hội và những điều kiện có thể để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận công nghệ sản xuất gạch không nung, công nghệ gạch bê tông siêu nhẹ nhằm từng bước chuyển đổi công nghệ nung truyền thống sang công nghệ mới giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từ đó nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.


Sản xuất gạch terrazzo tại Nhà máy xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương.

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xây dựng nhà máy và cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm như gạch con sâu, gạch tự chèn... Trong đó, Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương (Biwase) đã tận dụng các chất thải trong quá trình xử lý rác như xỉ tro, bùn thải để sản xuất bê tông từ bùn thải, gạch con sâu, gạch tự chèn, gạch terrazzo... Ông Nguyễn Văn Thiền, Tổng Giám đốc Biwase, cho biết tại nhà máy xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, nhiều loại rác thải đặc biệt khó xử lý như bê tông, sắt, đá và các thành phần vô cơ khác sẽ được nhà máy tiếp tục phân loại, tổng hợp để sản xuất ra các loại bê tông tươi, bê tông đúc sẵn… Sau đó, được sản xuất thành gạch terrazzo, gạch con sâu... và các loại vật liệu khác phục vụ cho lát sân vườn, vỉa hè hay những nơi công cộng để góp phần tạo nên cảnh quan đô thị sạch đẹp và bảo vệ môi trường.

Với việc Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển VLXKN thay thế gạch đất sét nung, đến năm 2020 VLKN sẽ chiếm 40% sản lượng vật liệu xây dựng. Theo đánh giá của các chuyên gia, gạch không nung sẽ dần có chỗ đứng ở thị trường trong nước và được sử dụng rộng rãi hơn tại các công trình xây dựng.

VLXD.org (TH/Báo Bình Dương)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng