Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Quy định pháp luật

Ninh Thuận: Nâng cao hiệu quả quản lý khoáng sản

24/05/2018 - 11:18 SA

Công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực; các quy định của pháp luật về khoáng sản đã được UBND tỉnh Ninh Thuận cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.
Mặt khác, các sở, ngành, địa phương đã chủ động phối hợp triển khai thực hiện công tác quản lý hoạt động khoáng sản theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh, nên hiệu lực, hiệu quả công tác này ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho việc phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, giảm thiểu các tác động tiêu cực do hoạt động khoáng sản gây ra.


Các doanh nghiệp khai thác cát trên sông Dinh.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), toàn tỉnh có 72 giấy phép khai thác khoáng sản cấp tại 72 vị trí mỏ đang còn hiệu lực. Trong đó, 5 giấy phép do Bộ TN&MT cấp và 67 giấy phép do UBND tỉnh cấp. Chỉ tính trong năm 2017, các doanh nghiệp được cấp phép đã khai thác khoáng sản đạt sản lượng khá cao như đá ốp lát trên 21.890 m3, đá xây dựng 512.938 m3, đá chẻ xây dựng 3.000 m3, cát xây dựng 97.793 m3, đất san lấp 11.060 m3, đất sét sản xuất gạch ngói 1.100 m3... Một số đơn vị được cấp phép khai thác mỏ đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc khai thác, chế biến khoáng sản theo sản lượng được cấp phép, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho lao động địa phương nơi có khoáng sản.

Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã thực hiện nộp ngân sách nhà nước trên 38,98 tỷ đồng; trong đó, thuế tài nguyên trên 9,67 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường trên 4,35 tỷ đồng, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên 24,1 tỷ đồng,... Ngoài ra, qua hoạt động khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp đã sử dụng hơn 425 lao động, với thu nhập bình quân gần 68 triệu đồng/người/năm. Từ đầu năm 2018 đến nay, ngoài việc rà soát, xem xét cấp mới, điều chỉnh, gia hạn các giấy phép khai thác khoáng sản, UBND tỉnh còn ban hành Quyết định số 16/2018/QĐ-UBND ngày 31/1/2018 quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; phê duyệt điều chỉnh khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh; giải quyết các trường hợp thu hồi khối lượng đất, đá, cát từ hoạt động đào ao, hạ cốt, cải tạo đất nông nghiệp để làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh...

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản luôn được tăng cường và duy trì thường xuyên. Chỉ tính trong năm 2017, tỉnh đã tổ chức 14 cuộc thanh tra, kiểm tra. Trong đó, UBND tỉnh tổ chức 1 cuộc kiểm tra toàn diện về quy hoạch thăm dò, khai thác cát xây dựng trên Sông Dinh; Sở Xây dựng tổ chức 1 cuộc kiểm tra toàn diện các bãi tập kết vật liệu xây dựng, các cửa hàng vật liệu xây dựng, các tổ chức khai thác, kinh doanh cát xây dựng trên địa bàn tỉnh; Sở TN&MT tổ chức 12 cuộc kiểm tra đối với 12 tổ chức, cá nhân, xử lý vi phạm hành chính đối với 1 trường hợp (cá nhân) khai thác khoáng sản trái phép với số tiền 8 triệu đồng. Đặc biệt, thực hiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của Trung ương và địa phương, trong năm 2017 các đơn vị chức năng đã kiểm tra, xử lý 133 trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường (đá chẻ, cát sông suối, đất, cát san lấp) trái phép nhỏ lẻ; trong đó, xử phạt 117 trường hợp (gồm 2 tổ chức, 115 cá nhân) với số tiền phạt 431,3 triệu đồng. Riêng Thanh tra Bộ TN&MT đã xử phạt vi phạm hành chính 1 tổ chức với số tiền 120 triệu đồng.

Theo lãnh đạo Sở TN&MT, trong thời gian tới, các ngành và địa phương liên quan cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản và quyết định của UBND tỉnh về lĩnh vực này. Xây dựng và thực hiện nghiêm phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý; tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng khoáng sản trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
 
VLXD.org (TH/ Báo Ninh Thuận)

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Thương hiệu vật liệu xây dựng