Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Quy định pháp luật

Tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản tại Hà Giang

02/10/2018 - 05:11 CH

Thời gian qua, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển Kinh tế – Xã hội của địa phương. Tuy nhiên, những hệ lụy từ hoạt động này đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và cuộc sống người dân; đòi hỏi ngành chức năng vào chính quyền các cấp phải và cuộc quyết liệt, tăng cường quản lý, chấn chỉnh sai phạm.
Là địa phương được thiên nhiên ưu đãi với nhiều điểm mỏ và nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn như sắt, chì, kẽm, mangan, angtimon... Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có hơn 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; mỗi năm nộp ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Bên cạnh kết quả đạt được, ngày càng xuất hiện nhiều hệ lụy, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị đe dọa và đảo lộn cuộc sống người dân.


Gần 10 năm nay, khi mỏ Sắt Sàng Thần và các điểm mỏ trên địa bàn xã Minh Sơn (Bắc Mê) đi vào hoạt động đã tác động rất lớn đến môi trường và cuộc sống của người dân. Tại khu vực khai thác khoáng sản, địa hình, đất đai, hệ sinh thái bị ảnh hưởng; những bãi thải, xỉ quặng khổng lồ treo lơ lửng đầu nguồn nước; tiềm ẩn nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, cuốn trôi bùn đất vào diện tích đất sản xuất; hạ tầng giao thông bị phá hủy; khí thải, bụi, nước thải, chất thải ảnh hưởng đến các khu dân cư. Tình trạng khai thác vật liệu xây dựng trái phép còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường, làm thay đổi dòng chảy…

Khắc phục những bất cập trong khai thác khoáng sản, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; đẩy mạnh thanh, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản; thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; chỉ đạo các doanh nghiệp khai thác khoáng sản thực hiện nghiêm công tác phục hồi môi trường, cải tạo cảnh quan tại các điểm khai thác. Sở Tài nguyên – Môi trường thường xuyên phối hợp với các ngành kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định về thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng khoáng sản; hoàn thiện hồ sơ và thực hiện đóng cửa mỏ theo quy định. Tuyên truyền, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn lao động; đầu tư, nâng cấp thiết bị, công nghệ khai thác có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên; tổ chức các buổi tập huấn về công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã. Xây dựng phương án, kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương, sở, ngành để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản; tổ chức các đợt quan trắc hiện trạng môi trường trên phạm vi toàn tỉnh; kiên quyết không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, UBND các huyện, thành phố  thanh, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở khai thác khoáng sản... Qua kiểm tra, đã xử lý hành chính với số tiền hàng trăm triệu đồng đối với các cá nhân, doanh nghiệp có hành vi vi phạm; đồng thời ban hành thông báo dừng hoạt động của 10 doanh nghiệp khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang do chưa hoàn thiện các thủ tục sau cấp phép.

Với nhiều giải pháp quyết liệt trong quản lý nhà nước, chấn chỉnh các sai phạm; hy vọng, những hệ lụy do hoạt động khai thác khoáng sản sẽ được ngăn chặn kịp thời, góp phần phát triển Kinh tế – Xã hội bền vững.
 
VLXD.org (TH/ Báo Hà Giang)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng