Theo đó, nhóm đã phát triển các phân tử hữu cơ có khả năng hấp thụ các bước sóng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các phân tử này sẽ được tích hợp vào một tấm
vật liệu trong suốt như plastic hoặc
thủy tinh để tạo thành một loại vật liệu mới có khả năng tập trung ánh sáng mặt trời.
Do loại vật liệu trên không hấp thụ hoặc phát ra ánh sáng nằng trong quang phổ khả kiến nên hệ thống pin sẽ hoàn toàn trong suốt khi nhìn bằng mắt người. Đồng thời, các phân tử hữu cơ có thể được tích hợp vào nhiều loại vật liệu trong suốt khác nhau phù hợp với yêu cầu sử dụng, thậm chí là dùng cho màn hình dẻo,....
Đại diện nhóm nghiên cứu, Phó giáo sư Richard Lunt, khoa công nghệ hóa học và khoa học vật liệu tại Đại học Michigan, cho biết: họ đã thực hiện các điều chỉnh cho phép loại
vật liệu mới chỉ có thể hấp thụ ánh sáng có bước sóng cận hồng ngoại và cực tím. Sau đó, các chùm ánh sáng này sẽ "rực" lên thành tia hồng ngoại. Tiếp theo, các tia hồng ngoại được dẫn ra xung quanh viền của tấm
vật liệu, nơi có tích hợp các tế bào quang điện dài và mỏng để chuyển hóa thành
điện năng.
Hiện tại, hiệu suất chuyển đổi
năng lượng mặt trời của hệ thống trên là vào khoảng 1%. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu hứa hẹn sẽ tiếp tục hoàn thiện để nâng hiệu suất chuyển đổi lên 5% hoặc thậm chí là 8% khi hoàn thiện. Đồng thời, phương pháp sản xuất cũng được cải tiến theo hướng đơn giản và có giá thành rẻ hướng đến việc chính thức thương mại hóa trong tương lai không xa.