Quy định cụ thể hơn về thẩm quyền trách nhiệm
Một số ý kiến nổi bật cho rằng: Hiến pháp là đạo luật “gốc”, đạo luật cơ bản của quốc gia, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phản ánh thực tiễn xã hội trong giai đoạn lịch sử cụ thể. Về nội dung dự thảo đã bảo đảm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng trong cương lĩnh và văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI về sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ngoài ra hầu hết các đại biểu đều thống nhất cho rằng, về Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là cần thiết. Bởi nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, trong giai đoạn lịch sử cụ thể hiện nay sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thực tiễn không thể tranh cãi, không có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế được.
Theo bà Tống Thị Hạnh - Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng), Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đã có những điều, khoản khẳng định Quốc hội là cơ quan lập pháp; Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại; Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất, thực hiện quyền hành pháp; Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan cũng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, bảo đảm để Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Quy định cụ thể hơn thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ tịch nước, xác định rõ trách nhiệm của tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Cá cược game
. Sửa đổi các quy định về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân theo định hướng cải cách tư pháp. Nội dung sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo Hiến pháp đã cơ bản giải quyết được những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Cách thức và khuôn khổ các quyền hiến định trong Dự thảo Hiến pháp 1992 có nhiều tiến bộ. Cụ thể là việc chế định quyền con người, quyền công dân được xếp ở chương thứ hai chỉ sau chương thứ nhất chế định về chế độ chính trị. Cách thức chế định này, xét về hình thức, là phù hợp với cách thức chế định các quyền này của đa số Hiến pháp các nước trên thế giới.
Cần làm rõ khái niệm “nơi ở hợp pháp” và “chỗ ở hợp pháp”
Ông Bùi Xuân Hưng - Phó giám đốc Sở Xây dựng Thái Bình cho rằng: Trong văn bản như Điều 62 Hiến pháp 1992 cũng chỉ có cụm từ “nhà ở hợp pháp”. Luật Nhà ở năm 2005 chỉ có cụm từ “chỗ ở”. Điều 12 Luật Cư trú thì nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn theo quy định của pháp luật. Như vậy, cần làm rõ khái niệm “nơi ở hợp pháp” trong Điều 36 và “chỗ ở hợp pháp” trong Điều 37. Nếu dùng hai khái niệm này thì người đọc sẽ băn khoăn nơi ở và chỗ ở có khác nhau không. Nếu hai khái niệm này đồng nghĩa thì không thể dùng hai từ khác nhau.
Bỏ hay giữ điều khoản về Công đoàn
Ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nêu ý kiến: Cần bỏ Điều 10 quy định về tổ chức Công đoàn Việt Nam. Công đoàn là tổ chức trực thuộc TLĐLĐVN, trực thuộc MTTQ Việt Nam rồi và có một Luật riêng về công đoàn là đủ. Nếu có điều riêng về công đoàn thì cũng cần phải có thêm một số điều về các tổ chức khác như: Điều về Thanh niên, Điều về Phụ nữ... Đối lập với quan điểm này, bà Trần Thị Thu Phương đến từ Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam lại nêu ra căn cứ về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để giữ lại Điều 10. Theo bà Phương, thực tế hơn 30 năm thực hiện chức năng nhiệm vụ quy định trong Hiến pháp, Công đoàn Việt Nam đã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động. Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức lao động, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát, tuyên truyền vận động người lao động sống và làm việc theo Hiến pháp. Vì vậy, việc bỏ hay giữ điều này chắc chắn Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần phải cân nhắc kỹ.
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Thứ trưởng Cao Lại Quang nhấn mạnh: Qua hội nghị lần này tôi mong muốn tất cả các đại biểu tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để có những ý kiến đóng góp thật xác đáng, thể hiện được ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Thứ trưởng Cao Lại Quang cảm ơn các đại biểu đã về dự và có những ý kiến đóng góp rất quý báu cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Qua các ý kiến về cơ bản các đại biểu đã đồng tình với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đã khẳng định, làm rõ thêm vai trò lãnh đạo của Đảng, quyền con người, quyền công dân và trách nhiệm của các tổ chức xã hội. Qua hội nghị lần này, Bộ sẽ tổng hợp ý kiến, của đại biểu thật đầy đủ, trung thực, khách quan để gửi về Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ý kiến đóng góp
Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS.
Về cơ bản, Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS nhất trí với nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các nội dung của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã bám sát với cương lĩnh, đường lối của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 11 vừa qua, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước và xu thế hội nhập thế giới trong giai đoạn hiện nay. Để hoàn chỉnh dự thảo, tôi có một số ý kiến góp ý cụ thể như sau: Tại Điều 11 quy định về Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và các hành vi chống lại độc lập chủ quyền đều bị nghiêm trị. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, nội dung Điều này có liên quan đến các vấn đề về Tổ quốc (như tiếng nói, chữ viết, dân tộc…) quy định tại Điều 5 của dự thảo, do đó đề nghị nghiên cứu sắp xếp đưa lên sau Điều 5 của dự thảo cho phù hợp. Tại Điều 20 quy định quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy không phải bất cứ quyền nào cũng gắn liền với nghĩa vụ và ngược lại (ví dụ nghĩa vụ học tập của công dân chỉ bắt buộc ở bậc tiểu học, trong khi đó quyền học tập của công dân thì có thể học tới sau đại học…). Vì vậy, để tránh việc hiểu lầm quy định này thì đề nghị dự thảo nên quy định rõ “công dân có quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật”. Tại Điều 21 bổ sung quy định “mọi người có quyền sống”, đề nghị bổ sung thêm quy định “và quyền mưu cầu hạnh phúc” cho đầy đủ và cũng phù hợp với tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Bác Hồ. Tại Điều 22 quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, đề nghị nên bổ sung thêm nội dung đã được quy định tại Điều 71 của Hiến pháp 1992 cho đầy đủ, đó là “không ai bị bắt, nếu không có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền” và quy định “nghiêm cấm hành vi bắt người trái pháp luật”. Tại Điều 31 quy định về quyền khiếu nại, tố cáo, để tránh việc lợi dụng quyền này nhằm gây rối trật tự công cộng, đề nghị bổ sung thêm khoản 3 nội dung “nghiêm cấm lợi dụng khiếu nại để gây rối trật tự công cộng, làm mất an ninh trật tự, an toàn xã hội”.
PGS.TS Vương Ngọc Lưu - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội:
Nhìn chung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã đảm bảo cụ thể hóa các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh và văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI về sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Dự thảo Hiến pháp đã thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, tổ chức tinh gọn và hợp lý, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ. Dự thảo Hiến pháp đã xác lập cơ chế bảo đảm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Dự thảo Hiến pháp đã đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền theo hướng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp, xây dựng mô hình chính quyền địa phương có sự phân biệt về tổ chức, thẩm quyền của chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo. Nội dung sửa đổi bổ xung tại Dự thảo Hiến pháp đã giải quyết được nhiều vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Kiến nghị: Vì hiến pháp phải thể hiện được ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân, nên phải có các nghiên cứu, điều tra xã hội học một cách nghiêm túc, công phu khi dự thảo về các vấn đề quan trọng, nhạy cảm được nhiều người quan tâm. Về Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp đã quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Namlà cần thiết. Bởi Nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, chúng tôi tin rằng tuyệt đại đa số nhân dân ta đều muốn và đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Namvẫn giữ vai trò này và phải làm tốt vai trò này.
Ông Đỗ Ngọc Thi - Phó tổng giám đốc TCty Viglacera:
Về Điều I Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ghi: “Nước Cộng hòa XHCN Việt Namlà một nước dân chủ, độc lập có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo vùng biển và vùng trời. Để nghị đưa mục tiêu “độc lập” lên trước mục tiêu “dân chủ”. Về Điều II Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ghi: “Nhà nước CHXH chủ nghĩa Việt Namlà Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức”. Đề nghị thay thế đoạn “Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức”, bằng đoạn “khối đại đoàn kết các dân tộc” hoặc chỉ cần viết đến câu “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” là đủ. Nếu phân ra giai cấp như dự thảo thì vẫn chưa đủ vì mới chỉ phân ra được tầng lớp sĩ, nông, công mà chưa có thương. Thứ 3 về khoản 1 Điều 17 của Dự thảo sửa đổi bổ sung Hiến pháp ghi: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Đề nghị sửa đổi bổ sung là: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền mưu cầu hạnh phúc”. “Quyền mưu cầu hạnh phúc” là giá trị thiêng liêng được ghi trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1945, đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam.
Theo baoxaydung