Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật Xây dựng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 khóa XIII

15/04/2014 - 04:49 CH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) vừa tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách để xem xét, cho ý kiến đối với Luật Xây dựng (sửa đổi). Đây là một trong ba dự án luật có tầm bao phủ rộng lớn, tác động sâu rộng đến các vấn đề kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 khóa XIII tới.
  
Ảnh minh họa

Tại Hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và (KHCN&MT) Phan Xuân Dũng đã báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi). Báo cáo gồm 8 vấn đề cơ bản, trong đó, các vấn đề liên quan đến phạm vi điều chỉnh (Điều 1), quy hoạch xây dựng (Chương II), dự án đầu tư xây dựng (Chương III), quy định chi tiết hướng dẫn Luật… đã được Ủy ban TVQH và đa số ĐBQH thống nhất với nội dung của Luật Xây dựng (sửa đổi).

Tiếp thu ý kiến đóng góp của các ĐBQH, dự thảo Luật cũng đã chỉnh lý các vấn đề liên quan đến cấp phép xây dựng; bổ sung quy định về tiêu chí lựa chọn nhà thầu; rà soát lược bỏ Chương về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm, đồng thời chỉnh sửa, rút gọn các quy định về thanh tra, xử lý vi phạm có yếu tố đặc thù trong hoạt động đầu tư xây dựng vào Điều 165 của dự thảo Luật để thống nhất với pháp luật có liên quan.

Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh sửa gồm 10 Chương 168 Điều, tăng 18 Điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội theo Tờ trình số 306/TTr-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ.

Theo các ĐBQH, việc đưa vấn đề quy hoạch xây dựng vào dự thảo Luật là cần thiết. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí là do thiếu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước. Quy hoạch xây dựng cùng cấp phép xây dựng là hai công cụ quan trọng nhất để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, kiểm soát chặt chẽ đầu tư xây dựng…

Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các vị đại biểu, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng bày tỏ sự trân trọng và cho biết sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu.

Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, ý kiến đóng góp của các đại biểu rất cụ thể, đa số các vấn đề lớn của dự thảo Luật đều nhận được sự đồng tình. Về các vấn đề cụ thể, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu và tiếp tục chỉnh sửa. Như về vấn đề cấp giấy phép xây dựng tạm sẽ thay bằng giấy phép xây dựng có thời hạn, hay quy hoạch nông thôn nếu chưa có thì không phải có giấy phép…

Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, liên quan đến Luật Đầu tư, Bộ Xây dựng đã làm việc với Bộ KH&ĐT và sẽ phối hợp tiếp tục rà soát để các luật không bị vênh nhau.

Về quy hoạch xây dựng, Bộ trưởng cho rằng việc đưa vào Luật Xây dựng (sửa đổi) sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, vì nếu chờ để có luật mới về quy hoạch phải sớm nhất là năm 2016…

Kết luận tại Hội nghị, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Hầu hết ý kiến của các đại biểu đều tập trung vào 8 vấn đề mà Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Phan Xuân Dũng đã nêu trong Báo cáo. Ban Soạn thảo cần lấy thêm ý kiến đóng góp về quy hoạch xây dựng để đảm bảo tính khách quan. Việc cấp phép xây dựng cũng cần rà soát lại theo hướng đơn giản hóa, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nhưng đảm bảo phải chặt chẽ, kỷ cương, khắc phục những hạn chế hiện nay.

Theo Báo Xây dựng */

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng