Đánh giá của Bộ Xây dựng cho thấy, trong nước đang tăng trưởng khá lớn và hiện chiếm khoảng 70% tổng mức đầu tư công trình xây dựng. Giá trị sản xuất của ngành xây dựng vào năm 2015 đã đạt 974.000 tỷ đồng (khoảng 44,3 tỷ USD), chiếm khoảng 22% GDP Việt Nam, tăng 14,7% so với năm 2014. Riêng lượng xi măng tiêu thụ đã đạt 72 triệu tấn (tăng 9,5% so với 2014).
Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết các loại vật liệu xây dựng chủ yếu như xi măng, kính xây dựng, các loại gốm sứ, gạch ceramic, vật liệu trang trí hoàn thiện nội thất...đều có sức tiêu thụ rất mạnh. Chẳng hạn như xi măng, kính, gốm sứ Việt Nam đang đứng hàng đầu khu vực ASEAN và đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và chủng loại.
Tuy nhiên, theo ông Nam, trước số ngày càng nhiều, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước chặt chẽ hơn để đảm bảo phát triển đúng quy hoạch và sản phẩm phải đúng chất lượng, đạt đẳng cấp quốc tế. Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp nên cập nhật công nghệ cao để tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và đưa ra thị trường các sản phẩm phù hợp khuynh hướng phát triển xanh.
Vì vậy, việc nâng cao bằng các quy định hợp chuẩn, hợp quy và quản lý dự án, chất lượng công trình xây dựng là cực kỳ cần thiết.
TS Lê Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) cho rằng khi hợp chuẩn, hợp quy vật liệu xây dựng sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp là duy trì ổn định chất lượng, cải tiến năng suất, giảm tỷ lệ phế phẩm. Điều này cũng giúp doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh với sản phẩm cùng loại chưa hợp chuẩn, hợp quy và được tham gia vào bảng công bố giá vật liệu xây dựng do sở Xây dựng ban hành.
Trong Nghị định 12/2013/NĐ-CP và Thông tư số 02/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng về xử phạt hành chính liên quan đến chất lượng vật liệu xây dựng cũng lưu ý các chủ đầu tư có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng đối với các hành vi không có chứng chỉ vật liệu đầu vào, kết quả thí nghiệm vật liệu và các cấu kiện theo quy định trong hồ sơ nghiệm thu.
Đối với nhà thầu sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng đối với hành vi không sử dụng hoặc sử dụng sai quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn xây dựng được quy định. Trong các nghị định, thông tư khác cũng cho thấy mức phạt tiền cao nhất với hành vi vi phạm về hợp quy trong buôn bán là 100 triệu đồng và cao nhất là 300 triệu đồng trong vi phạm về hợp quy trong sản xuất, nhập khẩu vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, mức xử phạt vẫn chưa thấm tháp, chưa đủ để ngăn ngừa các doanh nghiệp làm ăn phi pháp hay các nhà thầu tuồn vật liệu xây dựng không đạt chuẩn, vi phạm hợp quy hoặc kém chất lượng vào các công trình xây dựng. Điều cần làm hiện giờ của các cơ quan quản lý nhà nước là không để “thả nổi” chất lượng vật liệu xây dựng.
VLXD.org (TH)