Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

“Vòng kim cô” của các dự án bất động sản

06/07/2013 - 04:42 CH

Khi thị trường bất động sản “sôi sùng sục”, mọi việc của dự án đầu tư đều được làm ào ào, từ cấp phép đến bỏ vốn đầu tư. Rất nhiều DN và nhà đầu tư không mấy quan tâm đến tính pháp lí cùng những rủi ro mà dự án mang lại. Chỉ đến khi, thị trường xuống dốc, những mối nguy trên bộc lộ thì mọi việc đã trở nên muộn màng.
 
Dự án chung cư 409 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) còn có tên thương mại là Vinhhung Dominium do Cty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng (gọi tắt là Cty Vĩnh Hưng) làm chủ đầu tư là một ví dụ điển hình.

Nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng

Tọa lạc trên khu đất rộng hơn 1,2 ha, dự án gồm tổ hợp 2 công trình có chức năng thương mại, văn phòng và nhà ở cao tầng (25 tầng và 35 tầng) và 1 khu nhà thấp tầng nằm giữa 2 tòa nhà. Các tầng dưới của khu nhà cao tầng được bố trí làm siêu thị, trung tâm thương mại, nhà trẻ, văn phòng. Tổng diện tích sàn là 138.370 m2. Công trình có tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng. Chủ dự án là Cty Vĩnh Hưng được thành lập bởi vốn góp của Cty CP bất động sản Megastar (85 tỉ đồng tương đương 73,9%) và một cá nhân góp (30 tỉ đồng, tương đương 26,1%).

Mặc dù, dự án khởi công ngày 22/1/2011, nhưng từ năm 2009, Cty Vĩnh Hưng đã huy động vốn dưới dạng hợp đồng vay vốn, thông qua Sàn giao dịch bất động sản của Cty cổ phần đầu tư phát triển nhà và thương mại Hạ Long tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Thậm chí, theo hồ sơ mà chúng tôi có được tại một hợp đồng vay vốn, tiến độ dự án dự kiến khởi công từ tháng 10/2009, và bàn giao nhà vào quý III/2011. Các hợp đồng vay vốn sẽ được chuyển sang thành hợp đồng mua căn hộ với giá 12 triệu đồng/m2. Nếu bên cho vay tiền không muốn hưởng quyền ưu tiên mua căn hộ thì được trả lại tiền cộng lãi suất không kì hạn của ngân hàng.

Thực tế, ngay sau khi khởi công xây tường bao, dự án đã dừng lại. Tính đến thời điểm hiện nay, sau gần ba năm, nơi đây vẫn là một bãi đất trống với ao tù nước đọng. Bà Nguyễn Thị B - một khách hàng mua nhà tại dự án trên cho biết, sau khi phát hiện chủ đầu tư không thực hiện những cam kết trong hợp đồng, bà cùng hàng chục khách hàng khác đã đi đòi lại số tiền đặt cọc ban đầu. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đòi tiền của bà cũng như các khách hàng khác đều trở nên vô vọng. Sau hơn hai năm bặt tin, vừa qua, đại diện cơ quan Công an TP Hà Nội đã thông báo ông Nguyễn H L - Chủ tịch HĐTV Cty Vĩnh Hưng đã bị bắt và khởi tố về tội “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”. Nguy cơ mất trắng số tiền đã đầu tư vào dự án càng trở nên hiện hữu.

Bắt đầu từ năng lực chủ dự án

Ông Nguyễn H L vốn là Chủ tịch HĐQT Cty CP bất động sản Megastar. Vì Cty Megastar góp trên 70% vốn để thành lập Cty Vĩnh Hưng nên ông Nguyễn H L trở thành Chủ tịch HĐTV Cty Vĩnh Hưng. Dự án chung cư 409 Lĩnh Nam theo thiết kế có tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, tổng vốn điều lệ của Cty Vĩnh Hững cũng chỉ là 115 tỉ đồng (tương đương 7%). Trong khi đó, theo pháp luật hiện hành, tỉ lệ vốn chủ sở hữu của dự án không được thấp hơn 15% tổng mức đầu tư.

Với một năng lực tài chính hạn chế như vậy việc phải đi vay và huy động vốn hầu hết giá trị dự án là điều dễ hiểu. Huy động vốn từ nhà đầu tư cá nhân đã ngày càng trở nên khó khăn, việc vay vốn tại ngân hàng còn bị ép hơn. Để có tiền đầu tư vào các dự án, Cty Vĩnh Hưng đã huy động hàng trăm tỷ đồng của khách hàng, đồng thời thế chấp chính dự án để vay tiền của  một ngân hàng. Trong khi đó, các dự án vẫn nằm "đắp chiếu" nhiều năm qua.Tổng số tiền vay theo hợp đồng tín dụng là 400 tỉ đồng, được giải ngân chia làm 2 đợt (đợt 1 là 225 tỉ đồng; đợt 2 là 175 tỉ đồng).

Tuy nhiên, để được vay vốn, Cty Vĩnh Hưng đã phải thực hiện một cam kết tay ba với ngân hàng trên là mua thép của Cty cổ phần xây dựng và phát triển chăn nuôi (Cty PTCN). Ngày 6/12/2012, Cty Vĩnh Hưng đã ký hợp đồng kinh tế số 12 với Cty PTCN để mua 32.000 tấn thép xây dựng làm mục đích giải ngân, giá trị của lô thép là 512 tỉ đồng. Theo hợp đồng, Cty Vĩnh Hưng phải tạm ứng trước cho Cty PTCN số tiền 226 tỉ đồng. Sau 5 ngày nhận được toàn bộ số thép, phía Cty Vĩnh Hưng phải thanh toán nốt số tiền còn lại. Ngược lại, hợp đồng kinh tế này cũng ghi rõ, sau khi Cty Vĩnh Hưng có đơn đặt hàng, trong vòng 5 ngày nếu Cty PTCN không cung ứng hàng cho phía Cty Vĩnh Hưng thì phải hoàn trả lại số tiền tạm ứng là 226 tỉ đồng.

Theo phản ánh của Cty Vĩnh Hưng, sau khi hợp đồng này được ký kết, Ngân hàng đã chuyển số tiền 225 tỉ đồng đến tài khoản của Cty PTCN. Tuy nhiên, nhiều tháng trôi qua, Cty Vĩnh Hưng không nhận được thép còn tiền lãi vay thì cứ bị cộng vào. Thậm chí, họ còn cho biết, số tiền trên đã không được sử dụng để trả tiền thép mà chạy lòng vòng mục đích khác. Thế là lại một vòng luẩn quẩn, khách hàng mua nhà thì kiện Cty Vĩnh Hưng vì chậm tiến độ, Cty Vĩnh Hưng thì kiện đòi thép từ Cty PTCN để triển khai dự án.

Tệ hơn nữa, ngay khi vừa nghe tin ông Nguyễn H L - Chủ tịch HĐTV Cty Vĩnh Hưng bị Công an TP Hà Nội bắt, Cty PTCN thông báo trả thép. Hành động này làm nhiều người cảm thấy rất bức xúc.

Theo DDDN


Thương hiệu vật liệu xây dựng