Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Năm 2015: Nhiều cơ hội thu hút vốn FDI vào thị trường xây dựng

22/12/2014 - 05:01 CH

Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2015, thị trường xây dựng của nước ta sẽ có nhiều triển vọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ và Canada.
Trong đó, Nhật Bản được dự đoán là một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào nước ta, dù kinh tế của quốc gia này đang suy thoái, ảnh hưởng đến triển vọng đầu tư. Bởi chính đặc điểm này sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư vừa và nhỏ chuyển đầu tư từ Trung Quốc hoặc Thái Lan sang nước ta. Ngoài ra, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu đầu năm 2015, sẽ kích thích gia tăng đầu tư của khu vực này vào nước ta, nhất là các nhà đầu tư đến từ Đức, Bỉ, Hà Lan, Pháp và Tây Ban Nha.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, nếu Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết trong năm 2015, nước ta cũng có triển vọng thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực như dệt may, hóa dầu, linh kiện điện tử; hoặc thông qua nước thứ ba như Hong Kong, Virgin Islands, Singapore. Bên cạnh đó, năm 2015 cũng là năm thành lập Cộng đồng kinh tế khu vực ASEAN (AEC), nên nước ta sẽ có nhiều cơ hội mới trong đầu tư nội khối ASEAN, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh thu hút FDI. Những nguồn vốn đầu tư này sẽ giúp tăng nhu cầu thi công hạ tầng, sử dụng vật liệu xây dựng trong nước, góp phần giúp thị trường này trở lên sôi động trong năm 2015.

 
Năm 2015 có nhiều triển vọng phát triển cho thị trường xây dựng. Nguồn: internet

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, 10 tháng của năm 2014, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt 120.959 tỷ đồng, bằng 86,5% so với kế hoạch năm 2014, bằng 104,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, giá trị xây lắp toàn ngành đạt 43.583 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng đạt 54.386 tỷ đồng, bằng 86,1% so với kế hoạch năm, bằng 104,8 % so với cùng kỳ năm 2013; sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa đạt 41,540 triệu tấn, bằng 85,6% so với kế hoạch năm và giá trị sản xuất kinh doanh khác đạt 21.898 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xây dựng vẫn đang rất khó khăn trong việc tìm ra chiến lược phát triển kinh doanh bền vững, tiếp cận các mô hình quản lý hiệu quả và ứng dụng công nghệ tiến tiến trong thiết kế, thi công, sản xuất vật liệu. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp lớn có cơ hội tiếp cận những phương pháp quản trị, kỹ thuật thi công tiên tiến trên thế giới, nên đã vươn lên cạnh tranh ngang hàng với các nhà thầu quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại đơn độc vì không có những doanh nghiệp hỗ trợ để thực sự đủ sức cạnh tranh và vươn lên đẳng cấp quốc tế. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại đang phát triển theo xu hướng tự phát, không chiến lược, không thế mạnh, không có sản phẩm chủ lực, sử dụng công nghệ thi công lạc hậu…  

Để ngành xây dựng có thể tận dụng hiệu quả những cơ hội sẽ đến trong năm 2015, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty ATAD Huỳnh Ngọc Đông cho rằng, các doanh nghiệp cần học hỏi và phát triển, sử dụng công cụ quản trị hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Doanh nghiệp cần tham gia các hiệp hội, cộng đồng và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy tắc ứng xử kinh doanh trong cộng đồng. Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ thi công, sản xuất nguyên nhiên liệu xây dựng cũng là những yêu cầu cấp bách của ngành này.

Như vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần thúc đẩy sự tin cậy, tăng cường hợp tác và thực hiện tốt những giải pháp đã đề ra. Có như vậy, ngành xây dựng mới phát triển bền vững việc sản xuất, kinh doanh và tạo được vị thế, vươn lên cạnh tranh trong khu vực, cũng như quốc tế.

Theo Tuổi trẻ

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng