Thị trường tiêu thụ xi măng đã sáng lên so với năm ngoái, nhưng các nhà sản xuất đều không mấy hy vọng sẽ bớt khó khăn hơn. Gần như tất cả các nhà sản xuất trong nước đều không thể dự đoán trước về tiêu thụ cho năm tiếp theo, mà chỉ có thể dự đoán dài nhất là 1 quý, thường là 1 tháng.
Thực tế, dự báo về tiêu thụ xi măng trong 2 năm vừa qua có độ lệch lớn so với diễn biến thực tế. Nhiều doanh nghiệp thất bại vì dự báo tiêu thụ nội địa trong năm 2012 tăng khoảng 10% so với năm 2011, nhưng thực tế không tăng. Trong 10 tháng đầu năm 2013, toàn ngành đã tiêu thụ 48,27 triệu tấn sản phẩm, trong đó xuất khẩu trên 10,5 triệu tấn, chiếm gần 22%. Nhìn vào số lượng tiêu thụ, sản lượng tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng xuất khẩu tăng đến 62% cho thấy, thị trường trong nước vẫn chồng chất khó khăn.
Để cân đối mục tiêu tiêu thụ sản phẩm và duy trì kế hoạch lợi nhuận, VICEM - nhà sản xuất xi măng số 1 Việt Nam đã tăng tốc xuất khẩu trong năm 2013. 10 tháng đầu năm, VICEM xuất khẩu được 1,8 triệu tấn sản phẩm, bằng 601% so với kế hoạch và bằng 174% so với cùng kỳ 2012.
Ông Trần Việt Thắng, Tổng giám đốc VICEM cho biết, trong đợt xuất khẩu vừa qua, giá clinker trung bình của VICEM tăng hơn 2 USD/tấn. VICEM đã có thêm thị phần xuất khẩu, hiện đang tìm kiếm thêm thị trường mới để “dọn đường” tiêu thụ, đề phòng thị trường trong nước vẫn khó khăn.
Dù còn khó khăn, nhưng ngành xi măng xem như còn “dễ thở”, trong khi đó, mức độ “ngột ngạt” của ngành thép lại tăng lên, cho dù tiêu thụ thép trong 10 tháng đầu năm đạt 3,74 triệu tấn, tăng gần 50.500 tấn so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu tăng 15,2%. Giá phôi thép trên thế giới và khu vực có xu hướng tăng, nhưng giá bán các mặt hàng thép xây dựng vẫn giảm ở cả miền Bắc và miền Nam do sức tiêu thụ hạn chế, cũng như nhiều doanh nghiệp giảm giá thông qua việc tăng hoa hồng bán hàng, hỗ trợ chi phí vận chuyển, chưa kể đến vấn nạn thép lậu.
Chiếm 16% sản lượng tiêu thụ thép cả nước, Pomina - thương hiệu thép hàng đầu Việt Nam, Cá cược game
của Tập đoàn Thép Việt, với 3 dây chuyền công nghệ hiện đại vào loại bậc nhất thế giới cũng trầy trật cạnh tranh để duy trì mức tiêu thụ khoảng 900.000 tấn mỗi năm.
Không chỉ xi măng và thép luôn phải “dò đường” cho đầu ra, mà gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng cũng không phải là ngoại lệ. Đơn cử, Tổng công ty Viglacera cũng phải tìm đầu ra cho sản phẩm bằng xuất khẩu. Trong tổng doanh thu 3.000 tỷ đồng từ vật liệu xây dựng trong 9 tháng đầu năm của Viglacera, có gần 30 triệu USD (tương đương 600 tỷ đồng) do xuất khẩu mang lại. Thị trường xuất khẩu ở con số trên 40 quốc gia cho thấy, nơi nào có thể bán được thì Viglacera đều đã nỗ lực xuất hàng.
Riêng gạch bê tông khí chưng áp (AAC), xuất khẩu vẫn là chủ lực để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp. Ông Đàm Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc Công ty Gạch Vương Hải (gạch V - Block) cho hay, thị trường tiêu thụ trong dân đã tăng lên, nhưng sản phẩm của Công ty vẫn xuất khẩu là chính. Nếu không xuất khẩu sẽ khó duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là “tâm tình” của nhãn hàng E - block khi sản phẩm của Công ty có đến 90% là xuất khẩu.
Theo các chuyên gia, XK VLXD giúp giảm áp lực tiêu thụ trong nước, tăng cường nguồn thu ngoại tệ, bảo đảm duy trì ổn định sản xuất kinh doanh và dòng tiền, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, XK VLXD hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ, nặng tính tự phát, mặc dù khối lượng XK lớn nhưng giá trị còn thấp so với nhiều mặt hàng khác. Sản phẩm vật liệu XK chưa đa dạng và phần lớn đều qua trung gian cho nên phải gánh thêm khoản chi phí môi giới, làm tăng giá thành, giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác. Bên cạnh đó, các DN VLXD còn tự đưa mình vào thế khó khi cạnh tranh với nhau tại các thị trường XK, làm giảm hiệu quả XK.
Nhiều thị trường khó tính như các nước Tây Âu, Nga, Mỹ... sản phẩm VLXD còn gặp những rào cản về thuế quan, chi phí tiếp thị, vận tải.
Để xuất khẩu VLXD hiệu quả, bên cạnh việc mở rộng tìm kiếm thị trường, các DN VLXD phải xây dựng được những dòng sản phẩm chủ lực, phù hợp với đặc điểm của thị trường XK theo hướng nâng cao hàm lượng giá trị của sản phẩm, hạn chế XK nguyên liệu, bán sản phẩm thô, chưa hoàn chỉnh. Chẳng hạn đá gra-nít cần đầu tư công nghệ xẻ, mài đá để cho các sản phẩm ốp lát, hạn chế XK đá tấm, đá phiến hoặc đối với kính xây dựng, nên đầu tư công nghệ gia công sau kính nhằm tăng giá trị kinh tế, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm. Các DN cần chủ động hợp tác, thông qua một đầu mối thống nhất để xây dựng phương án, mạng lưới XK. Cùng nhau tìm kiếm những phương án XK hiệu quả nhất, xuất những lô hàng bằng tàu trọng tải lớn nhằm giảm chi phí vận tải, hạ giá thành sản phẩm, tránh được hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Đồng thời kiến nghị Nhà nước có những chính sách khuyến khích, giảm bớt thủ tục hành chính, đẩy mạnh xúc tiến thương mại... tạo điều kiện thuận lợi cho các DN VLXD tham gia XK
TH (Nguồn ND, ĐTCK)