Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán VNDirect cho rằng, sự phục hồi lợi nhuận của các doanh nghiệp thép chủ yếu do 5 nguyên nhân:
>> Doanh nghiệp thép trước áp lực giảm cầu – giảm giá
>> Doanh nghiệp thép bắt đầu trích lập dự phòng giảm giá tồn kho
>> Doanh nghiệp ngành thép tồn kho 66.000 tỉ đồng
Lợi nhuận của các doanh nghiệp thép trong quý 1.2023 tích cực nhờ giá bán thép phục hồi và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Thứ nhất, tổng sản lượng tiêu thụ thép (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và ống thép) trong thời gian gần đây ghi nhận sự khởi sắc trở lại khi Chính phủ nhấn mạnh việc thúc đẩy đầu tư công, đẩy nhanh việc xây dựng các công trình trọng điểm, các tuyến đường cao tốc. Đây là cơ hội tích cực cho các doanh nghiệp sản xuất tìm nguồn cầu đầu ra. Nhưng nhìn chung, so với cùng kỳ năm ngoái, tiêu thụ thép vẫn còn khá yếu khi bất động sản vẫn còn nhiều thách thức.
Thứ hai, giá thép trong quý 1.2023 mặc dù giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái nhưng mức giá đã tăng đáng kể so với mức trung bình của quý 4.2022.
VNDirect ước tính giá thép xây dựng tại Việt Nam trong giai đoạn này ở mức 15,9 triệu đồng/tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng tăng 6% so với quý 4.2022. Trong khi đó, giá mặt hàng thép cuộn cán nóng HRC là 660 USD/tấn, giảm 20% so với cùng kỳ quý 1.2022 nhưng tăng 18% so với thời điểm cuối năm 2022.
Thứ ba, giá bán hàng tăng giúp nhiều doanh nghiệp thép ghi nhận hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. VNDirect cho rằng, nếu loại bỏ khoản lợi nhuận ghi nhận này, phần lớn các doanh nghiệp thép niêm yết sẽ ghi nhận lỗ ròng trong quý đầu năm nay.
Thứ tư, chi phí lãi vay trong quý 1.2023 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước phản ánh chi phí vốn tăng.
Thứ năm, tỉ giá diễn biến thuận lợi hơn và việc chủ động giảm các khoản vay ngoại tệ giúp các doanh nghiệp thép trong quý 1 hạn chế khoản lỗ ròng tỉ giá so với 2 quý cuối năm 2022.
VLXD.org (TH/ lược trích theo cafeland)