Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Thừa Thiên Huế: Giá vật liệu xây dựng tăng nhẹ đầu năm

16/02/2023 - 03:41 CH

Đầu năm 2023, giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế biến động tăng nhẹ. Dự báo thời gian tới khi các công trình khởi động, xây dựng dân dụng trở lại khi thời tiết thuận lợi, giá cát, đất làm vật liệu san lấp sẽ tăng mạnh.
Khảo sát các cửa hàng, điểm bán vật liệu xây dựng đầu năm cho thấy,  tăng từ 500 - 600 đồng/kg, trong khi đó, giá cát và đất làm vật liệu san lấp các công trình cầu đường tăng mạnh hơn. Theo khảo sát, trong xây dựng, vật liệu thép chiếm tỷ trọng khoảng 18 - 20%; giá cát chiếm khoảng 20% giá thành xây dựng công trình, với công trình xây dựng cầu đường, kè cống thì chi phí thép xây dựng lớn hơn nên ảnh hưởng rất lớn tới giá thành xây dựng.

Chị Lê Thị Thanh Hương, nhân viên bán hàng cửa hàng vật liệu xây dựng đường Phạm Văn Đồng, TP. Huế, cho biết ra Tết nhu cầu xây dựng chưa cao nên các mặt hàng thép ống, tôn cuộn chưa bán được nhiều. Tuy nhiên,  Hòa Phát hiện 22.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg; tôn tăng 2.000 - 3.000 đồng/m.

So với cùng kỳ năm ngoái, giá thép, tôn không biến động tăng nhiều. Sắp đến hết tháng 2 dự kiến sẽ tăng mạnh vì lúc đó các công trình khởi động lại, thời tiết nắng ráo xây dựng dân dụng nhiều. Do vậy, cửa hàng dự kiến sẽ có những chính sách ưu đãi cho khách hàng trong trường hợp  xây dựng tăng trở lại, chị Hương cho biết thêm.

Nhiều năm nay, các mỏ cát, sỏi trên địa bàn tỉnh không được cấp phép mới. Nguồn cung cát chủ yếu lấy từ Quảng Trị vào, Quảng Nam ra. Đại diện một bãi tập kết cát sỏi trên địa bàn xã Thủy Bằng (TP. Huế) cho biết, từ sau Tết  chỉ tăng nhẹ, hiện 400.000 - 420.000 đồng/m³ (có hóa đơn); 360.000 - 370.000 đồng/m³ (không có hóa đơn), so với thời điểm này năm ngoái chỉ tăng ít. Một ngày cát tại bãi xuất bình quân khoảng 100 - 120 m³. Tuy nhiên, dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới do nhu cầu xây dựng nhiều - đặc biệt xây dựng dân dụng và nguồn cung cát ở Quảng Nam đang “gặp khó”.

Trong khi đó, nhu cầu đất san lấp xây dựng các công trình giao thông hiện đang rất lớn và nhà thầu thi công khả năng trong năm 2023 này sẽ tiếp tục chịu lỗ. Toàn tỉnh có 19 mỏ đất làm vật liệu san lấp đang còn giấy phép khai thác với trữ lượng 12,5 triệu m³, công suất khai thác hơn 3 triệu m³/năm. Hiện nay, nhu cầu sử dụng đất san lấp tại các công trình lớn như cao tốc Cam Lộ - La Sơn, khu tái định cư Hương Sơ, nhà ga sân bay Phú Bài… đã giảm. Tuy nhiên, giá vật liệu san lấp tại các mỏ vẫn cao khiến nhà thầu xây dựng - đặc biệt các đơn vị thi công cầu đường gặp khó trong khâu san nền.
 

Giá vật liệu san lấp tăng trong 2 năm qua khiến các công trình giao thông gặp khó.

 
Ông Nguyễn Minh Thảo, Giám đốc điều hành Dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ thuộc Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Đạt (TP. Huế) cho biết, giá dự toán đất san lấp khi đấu thầukhoảng 78.000 đồng/m³ rời, trong khi giá hiện nay tới chân công trình khoảng 145.000 đồng/m³.

Bình quân mỗi công trình đầu tư công với hợp đồng trọn gói không điều chỉnh được, vật liệu san lấp đội lên cao khiến nhà thầu thua lỗ từ vài trăm triệu đồng.

Điều này cho thấy một thực tế lâu nay, việc công bố đơn giá vật liệu xây dựng của cơ quan Nhà nước thời gian qua chưa sát với thực tế, trong khi giá nguyên vật liệu trên thị trường lại tăng cao gấp nhiều lần, khiến nhiều nhà thầu thi công rơi vào tình trạng thi công cầm chừng, thậm chí dừng thi công chờ giá vật liệu giảm xuống, ảnh hưởng tiến độ công trình, ông Nguyễn Minh Thảo nói.

Do vậy, trong năm 2022, các nhà thầu thi công kiến nghị Hội Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, các sở ngành liên quan đề xuất Trung ương, Bộ Xây dựng cho áp dụng “điều kiện bất khả kháng” để điều chỉnh giá hợp đồng trọn gói. Xem xét lại quy trình thông báo giá để cập nhật kịp thời giá vật tư. Khảo sát, công bố đơn giá vật liệu xây dựng theo vùng, khu vực, sát với thị trường hơn và thành lập Hiệp hội Nhà thầu xây dựng để có thể có ý kiến đồng nhất và kịp thời trong việc ban hành đơn giá của các ban ngành.

Bà Mai Thị Minh Thủy, Phó Trưởng phòng Quản lý xây dựng - Sở Xây dựng thông tin, từ năm 2022 đơn vị đã tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ Xây dựng xem xét, ban hành các chính sách để ổn định thị trường vật liệu xây dựng nói chung và giá thép nói riêng. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi các quy định về hợp đồng xây dựng, điều kiện áp dụng đối với từng loại hợp đồng, phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng, đối với hợp đồng trọn gói và đơn giá cố định trong trường hợp xuất hiện nhiều yếu tố tăng giá đột biến. 

Hiện, liên Sở Tài chính và Sở Xây dựng đang công bố đơn giá vật liệu xây dựng hàng tháng kịp thời, bám sát diễn biến thị trường và cập nhật đầy đủ chủng loại vật liệu chính tại công trình dự án. Bộ Xây dựng cũng đề nghị các địa phương theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, tránh các hiện tượng “đầu cơ, thổi giá”.

VLXD.org (TH/ Báo TT Huế)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng