Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Nút thắt lãi suất và sự ảnh hưởng đối với ngành thép

05/04/2011 - 03:11 CH

Xung đột lợi ích trong lãi suất có thể khiến ngân hàng gặp trở ngại cho vay, các doanh nghiệp chờ lãi suất giảm thêm, ngân hàng tiếp tục mua trái phiếu chính phủ vì lo ngại bị ảnh hưởng đến lợi nhuận biên… Liệu có mở được những nút thắt lãi suất và làm cho tăng trưởng trong việc kinh doanh và sản xuất thép hay không?
Các nhóm lợi ích chưa gặp nhau

Hiện tại, có 3 nhóm lợi ích đang xung đột quyền lợi trên thị trường lãi suất. Nhóm 1 là các ngân hàng, họ là người luôn muốn lãi suất cao để huy động và cho vay được. Nhóm 2 là những người gửi tiền, họ không bao giờ muốn hạ lãi suất tiền gửi. Còn lại là Ngân hàng Nhà nước, đại diện cho lợi ích quốc gia, đại diện cho nhóm muốn giảm lãi suất, đã dùng các biện pháp hành chính và đã làm được nửa đầu của việc hạ lãi suất này.



Trong tình hình hiện nay, nhiều ngân hàng đang huy động trên mức 14%/năm.Theo thông tin satthep.net nhận được nhiều khách hàng trong ngành thép đang gửi tiền ở mức rất cao.Tuy nhiên, các ngân hàng nói rằng, họ cần một lợi nhuận biên (margin profit) từ 2,5 – 3% trở lên thì mới vận hành hoạt động được. Trong khi, huy động với lãi suất huy động cao thì nhiều ngân hàng đang phải đi điều đình với doanh nghiệp, để xem họ chịu được mức lãi suất nào.

Các ngân hàng cũng đang rất sẵn tiền để cho vay, nhưng lãi suất nhập nhằng và khá cao nên họ rất khó cho vay.Trong khi đó, một số doanh nghiệp đang tạm dừng các dự án, hoặc hàng tồn kho còn nhiều, chưa muốn khởi động kế hoạch sản xuất mới, không muốn vội vã đi vay mới để chờ lãi suất giảm thêm.“Những xung đột này cần có một đồng thuận rõ ràng hơn nữa”, một lãnh đạo cao cấp của ngân hàng Nhà nước nhận xét.

Ngành thép khó tăng trưởng?


Quá trình diễn biến ngành thép có thể mô tả như sau:

Giai đoạn 1:Nhập các nguyên liệu đầu vào:Phế, phôi, quặng dùng để sản xuất thép xây dựng phục vụ cho ngành xay dựng trong nước.Thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội dùng để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất trong nước.

Giai đoạn 2: Thép xây dựng(thép cuộn trơn, thanh vằn....), thép công nghiệp( thép cuộn cán nóng, cán nguội....) sau khi đi qua các công ty thương mại, nhà máy sản xuất, nhà máy gia công nguyên liệu thành sản phẩm sẽ được chuyển đến các công ty sử dụng các sản phẩm này.

Giai đoạn 3 :Các sản phẩm thép như thép xây dựng, thép ống, thép băng, thép tấm sẽ được sử dụng tại các công trình xây dựng nhà ở, cao ốc, chung cư, các công trình nhà thép tiền chế, các xưởng cơ khí, các nhà máy đóng tàu, xà lan....một phần nhỏ nữa là sử dụng cho các công trình dân dụng.

Diễn tiến trên cho chúng ta thấy, ở mọi giai đoạn của quá trình này đều xuất hiện một yếu tố ngân hàng và điều chắc chắn liên quan đó là lãi suất.

Trong tình hình hiện nay, ở giai đoạn 3 các công ty nằm ở giai đoạn này đều chắn chắn phải chịu lãi suất ngân hàng hàng tháng.Khi lãi suất ngân hàng tăng lên thì hoạt động của các công ty này có xu hướng “co rút “ lại.Các công trình xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản chắc chắn sẽ bị giảm, các công trình nhà tiền chế, đóng tàu sẽ không nhận được nhiều đơn đặt hàng mới từ các khách hàng do quan ngại trong việc siết chặt vay vốn và lãi suất cao của ngân hàng.Ở giai đoạn này rõ ràng lãi suất cao là một sức cản lớn cho việc tiêu thụ thép “chạy” hơn

Ở giai đoạn 2. Các công ty thương mại nhập khẩu, các nhà máy sản xuất thì chắc chắn lãi suất tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động đầu cơ, sản xuất của các công ty này.”Thời gian tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn lại trong tình hình hiện nay rất chậm, mà càng chậm thì ảnh hưởng của lãi suất lên chi phí giá thành càng cao, nó thành một cái vòng luẩn quẩn- vì vậy chúng tôi phải giảm qui mô sản xuất xuống” Một nhà máy ống thép nói với satthep.net.”Lãi suất đè nặng lên khâu nguyên liệu đầu vào vì phải vay, tiếp tục đè nặng lên khỏan cho khách hàng nợ gối đâu” họ cho biết thêm.

Các công ty thương mại không nhìn thấy ở giai đoạn 3 một sự tiêu thụ nào đáng kể.Điều đó dẫn đến sự quan ngại về việc bán hàng ra của họ và cộng với lãi suất cao cộng vào giá thành(300vnd/kg) thì hiện nay họat động của đa số các công ty nằm ở giai đoạn này cũng “co rút” lại.”Hiện nay, chúng tôi đã bán hết hàng tồn, đưa tiền vào ngân hàng để gửi.Lợi nhuận từ việc gửi tiền này chắc chắn cao hơn nếu đưa vào kinh doanh thép như hiện nay”Một công ty thép ở HCM cho biết.

“Chúng tôi không thể dừng sản xuất để rút chân ra khỏi thị trường thép giống như các công ty thương mại.Thị trường thép xây dựng đang tiêu thụ rất chậm, giá phôi phế lại cao, lãi suất thì quá cao, thời gian tiền vay nằm tại doanh nghiệp lâu hơn trước đây do thị trường quá chậm, điều này làm tăng áp lực lên giá thành và càng tiêu thụ chậm hơn” TGD nhà máy sản xuất thép xây dựng cho biết.

Nhìn xuyên suốt quá trình chúng ta có thể thấy lãi suất là một nút thắt rất lớn cho việc tái sản xuất, đầu tư của các doanh nghiệp trong mọi giai đoạn.Khi lãi suất giảm xuống thì việc các doanh nghiệp dần dần khởi động lại các công trình, khởi động lại dự án sẽ đẩy các giai đoạn 3 và 2 đi nhanh hơn.

Tuy nhiên, việc cởi nút thắt lãi suất này là việc rất lớn của chính sách, không phải tự bản thân ngành thép có thể giải quyết được vì vậy, chúng ta cần thời gian để chờ đợi các quyết sách của chính phủ trong thời gian tới.

(Bài viết có sử dụng các phân tích của báo SGTT)

TA_ Theo Quốc Tuấn, Satthep.net

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng