Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sản xuất xanh

Các địa phương chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất VLXD

11/07/2017 - 03:45 CH

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, các tỉnh Phú Yên, Yên Bái, Hải Dương đã có sự chỉ đạo quyết liệt với các giải pháp thiết thực.
Phú Yên chấn chỉnh tình trạng khai thác cát trên sông Ba

Trước thực trạng ồ ạt khai thác cát trên sông Ba, UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác cát.
 

Theo đó, UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tạm dừng tiếp nhận hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư các dự án thăm dò, khai thác cát cho đến khi tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác cát; người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn quản lý.

Yên Bái siết chặt quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản

Là một trong những tỉnh miền núi có tài nguyên khoáng sản phong phú, Yên Bái hiện có 257 mỏ và điểm quặng, trong đó một số loại có trữ lượng lớn, chất lượng tốt như đá vôi trắng, caolanh - felspat, quặng sắt, grafit...

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 122 giấy phép khai thác khoáng sản, được cấp cho 92 doanh nghiệp với 17 loại khoáng sản. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cơ sở hạ tầng.
 

Nhằm siết chặt công tác quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, kiến nghị UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu dừng hoạt động một số trường hợp vi phạm.

Từ cuối năm 2016, tỉnh Yên Bái đã tiến hành thu hồi giấy phép khai thác của 5 doanh nghiệp do không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái cũng đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Yên Bái thu hồi giấy phép khai thác của 11 doanh nghiệp, trong đó có 7 doanh nghiệp khai thác quặng sắt, 1 doanh nghiệp khai thác vàng, 3 doanh nghiệp khai thác đá granit bán phong hóa, đá vật liệu xây dựng, đá thạch anh.

Nguyên nhân do những mỏ trên nhiều năm không hoạt động và doanh nghiệp không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Riêng trong năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái đã đề nghị UBND tỉnh ban hành 7 quyết định đóng cửa mỏ, 7 quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Bên cạnh đó, hoạt động khai thác cát sỏi trái phép trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng đang được các ngành chức năng tăng cường kiểm soát và xử lý. Từ đầu năm 2017 đến nay, thành phố Yên Bái đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra, ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác cát sỏi trái phép trên sông Hồng.

Cùng với đó, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong công tác quản lý cát, sỏi.

Hải Dương: Chấm dứt toàn bộ hoạt động của các lò gạch thủ công

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hải Dương, đến nay toàn bộ 172 lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh đã dừng hoạt động. Đã có 110 lò tháo dỡ hoàn toàn, đạt gần 64%; 41 lò đang tháo dỡ, đạt 23,8%. Điều đáng nói đến nay, vẫn còn 21 lò chưa tháo dỡp; trong đó, huyện Tứ Kỳ có số lò chưa tháo dỡ nhiều nhất tỉnh với 8 lò; huyện Ninh Giang và TP Hải Dương, mỗi huyện còn 4 lò; các huyện Kim Thành, Cẩm Giàng và thị xã Chí Linh, mỗi địa phương còn từ 1-2 lò.
 

UBND tỉnh cũng đã có báo cáo Bộ Xây dựng về việc xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện chấm dứt hoạt động sản xuất gạch thủ công trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Sau khi thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch thủ công, hầu hết các chủ lò đã tự chuyển đổi sang các hình thức sản xuất khác như nuôi trồng thủy sản, sản xuất xuất gạch không nung... Một số chủ lò có đủ điều kiện về mặt bằng, vùng nguyên liệu, năng lực tài chính, kinh nghiệm sản xuất đã đề nghị UBND tỉnh cho phép chuyển sang sản xuất gạch bằng công nghệ tuynel.


Mạnh Thân - VLXD.org (TH)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng