Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sản xuất xanh

Dự án tận dụng nhiệt dư để phát điện của Ngành xi măng: Mục tiêu chủ động giảm 20% đến năm 2015 có bảo đảm?

18/07/2013 - 05:24 CH

Việc triển khai các dự án tận dụng nhiệt dư để phát điện trong ngành Xi măng hiện gặp khó khăn do tổng mức đầu tư cao trong khi lãi vay ngân hàng vẫn ở mức 2 con số (hiện lãi vay ngắn hạn cho các nhà máy xi măng vẫn ở mức trên 13%/năm), thì việc đảm bảo lộ trình đến năm 2015 sẽ cắt giảm 20% lượng điện cho xi măng liệu có khả thi?



Đắt hơn điện gió


Là công nghệ tận dụng nhiệt thừa từ quá trình chuyển nguyên liệu thô thành clinker trong quá trình sản xuất xi măng để phát điện, tận dụng nhiệt dư được coi là giải pháp mang lại lợi ích kép về cả kinh tế lẫn môi trường, giúp các DN sản xuất giảm chi phí năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Nhưng việc triển khai các dự án tận dụng nhiệt dư để phát điện trong ngành Xi măng hiện gặp nhiều khó khăn do tổng mức đầu tư cao trong khi lãi vay ngân hàng vẫn ở mức 2 con số (hiện lãi vay ngắn hạn cho các nhà máy xi măng vẫn ở mức trên 13%/năm)…

“Anh cả” của TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) là Vicem Hoàng Thạch đang triển khai thí điểm dự án này. Ông Đào Ngọc Bình - Tổng giám đốc Vicem Hoàng Thạch cho biết đã đấu giá nhưng tính toán ban đầu khoảng 2,3 triệu USD/MW thì bỏ thầu lên đến trên 3 triệu USD/MW, đắt hơn điện gió, giá thiết bị tại thời điểm này quá cao, suất đầu tư lớn hơn dự kiến. Hiện Hoàng Thạch đang chờ quyết định từ TCty xem chọn công nghệ nào.

Một đơn vị lớn và có thế mạnh tài chính của ngành Xi măng như Vicem đã nghiên cứu công nghệ tận dụng nhiệt dư để phát điện từ rất lâu nhưng việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn do tổng mức đầu tư cao thì nhiều nhà máy xi măng khác, đặc biệt các nhà máy xi măng địa phương việc triển khai sẽ khó khăn gấp bội.

Dẫu biết lợi ích từ công nghệ này mang lại là rất lớn, không chỉ tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường, hướng đến nền sản xuất xanh… nhưng rõ ràng trong thời điểm hiện tại để triển khai thành công thì lời giải cho bài toán vốn vẫn là câu chuyện đáng bàn.

Cần cơ chế đặc thù


Không chỉ khuyến khích các nhà máy xi măng sử dụng công nghệ tận dụng nhiệt dư để phát điện mà việc sử dụng rác thải thay than đốt nhằm tiết kiệm năng lượng cũng là một trong những giải pháp hiệu quả cần khuyến khích.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), việc sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất xi măng đem lại lợi ích kinh tế đáng kể. Lò nung xi măng sẽ tận dụng được nhiệt năng từ việc đốt cháy các chất thải thay thế, tiết kiệm khoảng 20 - 25% nhiên liệu cho quá trình đốt. Ngoài ra, có thể đưa vào lò nung clinker một lượng nhất định khoảng 5 - 10% chất thải để thiêu huỷ. Các chất thải này sẽ là thành phần phụ gia cho xi măng, trong quá trình thiêu đốt các chất này sẽ tương tác hoặc kết hợp với nguyên liệu xi măng, không ảnh hưởng đến thành phần xi măng, góp phần tiết kiệm 5 - 10% nguồn tài nguyên làm nguyên liệu phục vụ sản xuất xi măng.

Cũng theo ông Tiến, để công nghệ này sớm được triển khai rộng trong các nhà máy xi măng cần sớm ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích việc sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất xi măng. Đồng thời, cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá các loại rác thải có thể dùng làm nhiên liệu thay thế trong lò nung clinker, lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các định mức kinh tế kỹ thuật, suất đầu tư…

Nếu những khó khăn trên được tháo gỡ thì đến năm 2015 ngành Xi măng tự túc được 20% nhu cầu điện cho sản xuất mới thành hiện thực.

Theo baoxaydung

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng