Giảm lượng nước tiêu thụ bằng các chỉ thị quản lý nước và mục tiêu tiết kiệm rõ ràng
Nước là một nguồn tài nguyên không thể thiếu cho hoạt động sản xuất tại tất cả các nhà máy
Holcim trên toàn thế giới. Mặc dù lượng nước tiêu thụ của ngành
vật liệu xây dựng không đáng kể so với các ngành công nghiệp khác, nhưng chúng tôi vẫn ý thức rõ những thách thức và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ tài nguyên này.
Trong năm 2013, Ban Giám đốc Tập đoàn Holcim đã đưa ra mục tiêu giảm 20% lượng nước tiêu thụ trên mỗi tấn sản phẩm vào năm 2020 (so với năm 2012). Cũng trong năm 2013, lượng nước tiêu thụ trong mảng cốt liệu của toàn tập đoàn đã giảm 8%. Điều này có được do sự cải tiến về chất liệu đầu vào và hệ thống quản lý lượng nước tiêu thụ.
Theo hướng dẫn của Tập đoàn, Holcim Việt Nam đã áp dụng Chỉ thị quản lý nước từ năm 2013 nhằm quản lý việc sử dụng tài nguyên nước. Chỉ thị áp dụng đối với lượng nước tiêu thụ thực tế và cả lượng nước thất thoát tại tất cả các nhà máy nhằm tối ưu hóa lượng nước tiêu thụ trong mọi hoạt động.
Sử dụng nguyên liệu thay thế
Việc sử dụng chất thải như một nguồn nhiên liệu thay thế và nguyên liệu thô là một bước tiến quan trọng trên hành trình Phát triển bền vững của Holcim. Nguồn nguyên liệu này giúp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải ra môi trường.
Bằng việc xử lý hoàn toàn các chất thải trong lò nung
xi măng, Holcim Việt Nam có thể kiểm soát rủi ro từ chi phí năng lượng tăng cao, cải thiện an ninh năng lượng và giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên.
Holcim đặt mục tiêu rõ ràng cho tiêu thụ nhiệt năng bằng việc đồng xử lý nguồn nhiên liệu thay thế. Theo tham vọng phát triển Bền vững của Tập đoàn Holcim, vào năm 2030, sẽ sử dụng 1 tỷ tấn nguyên liệu thứ cấp, thay thế khoảng 25% lượng nguyên-nhiên liệu tự nhiên cần thiết trong sản xuất.
Quản lý tiêu thụ điện năng
Trong những năm qua, nhiều sáng kiến đã giúp Holcim Việt Nam tiêu thụ điện năng hiệu quả, cụ thể như: máy nghiền con lăn giúp giảm 20% lượng điện năng tiêu thụ, trạm phát điện tận dụng năng lượng nhiệt thải đáp ứng khoảng 25% nhu cầu điện năng của nhà máy Hòn Chông và xây dựng văn hóa sử dụng năng lượng hiệu quả trong nhân viên…
Theo báo cáo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Việt Nam phải đối mặt với việc thiếu hụt khoảng 10% nhu cầu về năng lượng vào năm 2015, tỷ lệ này sẽ tăng lên 70% vào 10 năm kế tiếp. Từ một đất nước xuất khẩu năng lượng, chúng ta có nguy cơ phải nhập khẩu và phụ thuộc về năng lượng, dẫn đến việc gia tăng chi phí cho đầu tư. |