Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sản xuất xanh

Tổng kết Dự án NAMA Xi măng tại Việt Nam

17/06/2016 - 04:17 CH

Sáng nay (17/6), tại Hà Nội, Bộ Xây dựng và nhóm Tư vấn đã tổ chức buổi Hội thảo "Tổng kết dự án và giới thiệu Kế hoạch sẵn sàng thực thi hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện Quốc gia (NAMA) trong lĩnh vực sản xuất xi măng tại Việt Nam".
Dự án do quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF) tài trợ, đã triển khai thực hiện trong 02 năm và kết thúc vào cuối tháng 6 năm 2016.

Tham dự có Đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Đơn vị tư vấn, đại diện Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, Hiệp hội Xi măng, các doanh nghiệp xi măng và các chuyên gia trong ngành.

Mục tiêu của dự án trong trung hạn là sẽ hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị và triển khai một chương trình NAMA đầy đủ trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Đồng thời, thu hút nguồn tài chính khí hậu quốc tế thông qua thị trường carbon và các cơ chế hỗ trợ khác, bao gồm cả nguồn lực quốc gia.

Sau 2 năm, dự án đã triển khai được 26 báo cáo kỹ thuật, bao gồm 4 hội thảo cập nhật tình hình dự án, 4 hội thảo tập huấn về báo cáo năng lượng và phát thải khí CO2, 29 cuộc họp tham vấn tài chính/MRV/chính sách NAMA, 28 chuyến thăm thực địa tại các nhà máy xi măng, 2 khóa nâng cao năng lực tại châu Âu.

Dự án cũng đã hình thành bộ cơ sở dữ liệu xi măng của 47 nhà máy, chiếm 85% số nhà máy xi măng lò quay tại Việt Nam. Từ đó đưa ra một số kiến nghị như:

-    Quyết định hệ thống quản lý CSDL ngành Xi măng Việt Nam;

-    Chuyển giao công cụ MRV phục vụ quản lý CSDL tại cấp độ nhà máy;

-    Quyết định cách thức cập nhật CSDL của ngành.

Các phân tích trong quá khứ trong dự án đã đưa ra các con số như: Tổng lượng phát thải của ngành xi măng là 4,6 triệu tấn CO2 (năm 1995) và 46,2 triệu tấn CO2 vào năm 2013, tăng 10 lần sau 18 năm, giai đoạn phát triển bùng nổ của ngành.
 

Quang cảnh buổi hội thảo

Trong xây dựng kịch bản, dự án đưa ra 03 kịch bản có khả năng như sau:

1. Kịch bản thông thường theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng tại Quyết định 1488 (1.200 kg xi măng/đầu người): tiềm năng giảm nhẹ: 2,65 triệu tấn CO2/năm và Tổng mức đầu tư cần thiết là 1,16 tỷ USD.

2. Kịch bản Công nghệ và thực tiễn tốt nhất hiện có (theo QH 1488): tiềm năng giảm nhẹ: 10,95 triệu tấn CO2/năm và Tổng mức đầu tư cần thiết là 1,81 tỷ USD.

3. Kịch bản giảm sản lượng xuống 800 kg xi măng/đầu người: tiềm năng giảm nhẹ: 9,21 triệu tấn CO2/năm và Tổng mức đầu tư cần thiết là 1,81 tỷ USD.

Qua đó, dự án đã đưa ra các kiến nghị về sản xuất công nghệ như sau:

1. Giảm công suất xi măng xuống còn 800 kg/đầu người/năm và hạn chế các dự án đầu tư xây dựng mới.

2. Giảm hàm lượng clinker trong xi măng ở mức hiện tại là 83% xuống khoảng 69%; từ đó sản xuất ra các sản phẩm xi măng có thành phần chính là tro bay, xỉ, puzzolan và đá vôi.

3. Thay thế tham đã bằng các loại nguyên liệu thu được từ chất thải và sinh khối.

4. Cải thiện hiệu quả sử dụng nhiệt năng khoảng 9% bằng các biện pháp quản lý vận hành hiệu quả, không cần nhiều chi phí đầu tư ban đầu.

Kiến nghị về thể chế và pháp lý:

1. Xây dựng các bộ chỉ tiêu về phát thải carbon và tiêu thụ năng lượng, đưa vào các quy định và văn bản pháp luật của MOC.

2. Ban hành hướng dẫn thực hiện MRV theo hình thức thông tư liên tịch giữa các Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng.

3. Tăng cường chế tài thưởng phạt về thực hiện MRV và hành động giảm nhẹ.

4. Xây dựng chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ các nhà máy xi măng đầu tư lựa chọn các giải pháp giảm nhẹ.

5. Ban hành quy chuẩn, quy định mới về xi măng PCB, xi măng xỉ lò cao và xi măng tro bay.

Hội thảo cũng đánh giá NAMA xi măng Việt Nam là một trong những NAMA triển vọng nhất trên thế giới xét về lượng giảm phát thải thu được, lượng đầu tư cần thiết và các lợi ích tiềm năng về chi phí.

VLXD.org
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng