Ngày 10/5 tại Hà Nội, trường Đại học Xây dựng đã phối hợp với Công ty INTOC tổ chức Hội thảo “INTOC - Giải pháp chống thấm công nghệ Việt”. Tham dự Hội thảo có ông Lê Văn Thành, Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng, GS.TS Doãn Minh Khôi, Viện trưởng Viện Kiến trúc và Quy hoạch trường Đại học Xây dựng, Thạc sỹ Đỗ Thanh Tích, Chủ tịch HĐQT Công ty INTOC cùng đông đảo các thầy cô giáo, sinh viên.
Hiện nay, vấn đề chống thấm đang xảy ra ở nhiều các công trình xây dựng và đã nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội trước những thiệt hại nặng nề do thấm dột gây ra. Tại Việt Nam, hầu hết các công trình xây dựng dân dụng đều sử dụng chống thấm ngoại và cũng hầu hết các công trình đều bị thấm. Theo kết quả khảo sát của Khoa Kỹ thuật Xây dựng Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, có đến 84,35% công trình xây dựng sử dụng dưới 10 năm tại TP. Hồ Chí Minh bị thấm, trong đó, tỉ lệ tầng hầm bị thấm là 78,3%. Tỉ lệ thấm tại Mỹ là 60%; Singapore 53% và tại Italy, Tây Ban Nha, Australia, Malaysia, Hong Kong… đều xem thấm là một vấn nạn. Với chống thấm ngược ở tầng hầm, trên thế giới thường áp dụng thiết kế thiết lập hệ thống: mương dẫn + tường phụ + máy bơm + máy hút ẩm và phải duy trì suốt tuổi thọ công trình. Nhưng nước vẫn còn ở đó, và các lớp chống thấm này sẽ hư hao dần, hoặc nước sẽ theo đường khác tiếp tục xâm nhập vào hầm.
Bên cạnh đó, các nhà thầu phụ chống thấm thường có khuynh hướng từ chối thực hiện bảo hành khi có sự cố xảy ra và chấp nhận mất tiền bảo hành. Điều này rất dễ hiểu khi chi phí dùng để khắc phục thấm thường cao hơn rất nhiều so với phí bảo hành mà chủ đầu tư giữ lại.
Về mặt lý thuyết, chống thấm thuận – ngăn chặn ngay từ nguồn nước gây thấm như: Chống thấm mặt ngoài tầng hầm, mặt trong hồ nước… là tốt nhất vì sẽ bảo vệ được kết cấu bê tông. Đã có rất nhiều giải pháp chống thấm thuận cho công trình ngầm với các vật liệu đa dạng như: màng phủ bề mặt, trộn vào bê tông, tinh thể thẩm thấu… Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau như: chất lượng sản phẩm, lỗi thi công, bê tông co ngót, công trình chuyển vị… nên trong thực tế, hầu hết các công trình ngầm chỉ sau một thời gian ngắn đều xảy ra hiện tượng thấm vào bên trong.
Tại Hội thảo, Thạc sỹ Đỗ Thanh Tích, Chủ tịch HĐQT Công ty INTOC đã trình bày khá chi tiết về thực trạng, nguyên tắc 4-1, nguyên lý và giải pháp của INTOC. Cụ thể, trong quá trình thuỷ hoá xi măng thường xuất hiện những mao mạch và lỗ rỗng li ti là nguyên nhân chính gây thấm. Thành phần chính của INTOC được chiết xuất từ các thành phần vô cơ gốc xi măng, silicat tinh chế và một số phụ gia. Khi sử dụng, chống thấm INTOC được trộn với một tỉ lệ cao xi măng thông thường sẽ hìnht hành một hệ thống mạng tinh thể có tính năng kép: ngăn nước và kháng nước lấp đầy các mao mạch và lỗ rỗng li ti này. Nhờ đó, INTOC đã đạt hiệu quả vượt trội và bền theo kết cấu bê tông.
Đối với khu vực nước rõ rỉ: ta xác định các tâm điểm nước chảy nhiều nhất. Sau đó, khoan đục sâu 3 - 5cm theo hình chữ U (hoặc phần đáy hơi rộng hơn miệng). Gắn cố định ống nhựa tại các vị trí chữ U, chỉ sâu khoảng 2 - 3cm. Chống thấm xung quanh các ống và tất cả phần còn lại theo quy trình INTOC-04N hoặc INTOC-04. Sau ít nhất 24h, rút từng ống nhựa ra rồi trám bít bằng INTOC-DN, ngay sau đó chống thấm bằng INTOC-04N hoặc INTOC-04 tại các vị trí này. Cần chú ý, lớp chống thống mới và cũ phải liền mạch nhau. Đối với khu vực nước phun mạnh ta khoan hoặc đục sâu ít nhất 5cm và làm tương tự như trên.
Thạc sỹ Đỗ Thanh Tích cho biết, quy trình chống thấm ngược INTOC có thể chống thấm hiệu quả cho tầng hầm sâu trên 100m với áp lực nước rất cao. INTOC đã được áp dụng và thành công ở nhiều công trình như hồ bơi (tầng 6) khách sạn Victorya; hố thang máy, tầng hầm cao ốc FPT khu công nghệ cao quận 9; khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai – Myanmar; khách sạn REX; sân bay Phú Quốc; hầm kỹ thuật nhà máy Ford Việt Nam…
Hội thảo diễn ra sôi nổi với phần thảo luận xung quanh INTOC.
VLXD.org (TH/ Xây dựng)
Ý kiến của bạn