Theo ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng, hết năm 2015, tổng công suất thiết kế
vật liệu xây không nung đạt 6,5 tỷ viên/tổng số 24,3 tỷ viên vật liệu xây (đạt 26%). Sản lượng sản xuất vật liệu xây không nung đạt gần 5,5 tỷ viên/tổng số 23 tỷ viên vật liệu xây (đạt 24%).
Mục tiêu của Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 là đến năm 2015 tổng số vật liệu xây không nung đạt 20-25% tổng số
vật liệu xây. Như vậy công suất thiết kế đã vượt và sản lượng sản xuất đã đạt được mục tiêu của Chương trình.
Quyết định số 567/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 nêu rõ: đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm, ; Tận dụng tối đa các nguồn phế thải các ngành công nghiệp khác;
Phát triển các cơ sở sản xuất với quy mô công suất hợp lý, công nghệ tiên tiến; từng bước nội địa hoá việc chế tạo thiết bị cho dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung; đa dạng hóa về kích thước sản phẩm cho phù hợp với thực tế thi công các
công trình xây dựng với đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Chương trình nhằm phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ: 20 - 25% vào năm 2015, 30 - 40% vào năm 2020; Hàng năm sử dụng khoảng 15 - 20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất vật liệu xây không nung, tiết kiệm được khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa
phế thải; Tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.
Mục tiêu của chương trình là phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp,
tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.