Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Vật liệu, cấu kiện mới và công nghệ thi công nào sẽ đem lại hiệu quả cho nhà thầu?

12/11/2016 - 03:50 CH

Đó là chủ đề của Hội thảo do Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam vừa tổ chức ngày 11/11.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết: “Khí hậu của Việt Nam ngay giữa miền Bắc và miền Nam cũng đã có sự khác biệt rõ rệt. Chính vì thế, vật liệu xây dựng dùng ở miền Bắc không thể như vật liệu ở miền Nam là điều đầu tiên cần khẳng định rõ. Nếu nhà thầu có kinh nghiệm và chủ đầu tư có trách nhiệm với dự án của mình sẽ rất thận trọng trong việc quyết định VLXD.

Xuất phát từ lý do đó, hội thảo định hướng thảo luận cụ thể về ưu, nhược điểm các chủng loại vật liệu xây dựng mà các đơn vị nhà thầu đang sử dụng. Từ đó, có thể đưa ra lựa chọn nên sử dụng vật liệu nào và và vật liệu xây dựng gì phù hợp với tính chất của các loại công trình”.


Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Nhu cầu vật liệu xây ở nước ta trong những năm qua tăng với tốc độ từ 8 - 10%/năm. Theo dự báo, nhu cầu này vào năm 2020 tương ứng là 30 - 33 tỷ viên và tỷ lệ vật liệu xây dựng không nung khoảng 30 - 40%. Trên cơ sở đó, để đáp ứng nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng cần phải duy trì sản xuất cả vật liệu nung và không nung.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng Bộ Xây Dựng Phạm Văn Bắc, định hướng phát triển vật liệu không nung ở nước ta trong giai đoạn tới thực hiện theo Quyết định 1469/QĐ-TTg và Chỉ thị 10 của TTCP sẽ duy trì sản xuất gạch nung bằng lò tuynel, sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến đáp ứng các yêu cầu về giảm thải khí độc, xóa bỏ lò thủ công. Riêng vật liệu xây dựng không nung, Bộ Xây dựng đã tham mưu với Chính Phủ ban hành các quy định, quyết định, chính sách nhằm tăng cường sản xuất và sử dụng loại vật liệu này nhằm hạn chế những tác động đến môi trường thể hiện qua một số văn bản pháp luật đã được ban hành như quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của TTCP.

Thực tế trên thế giới, gạch không nung đã phát triển mạnh và là sản phẩm phổ biến trong xây dựng. Các nước phát triển như Pháp, Đức, Bỉ, Mỹ… cũng đã sử dụng khoảng 70 - 80% nhu cầu xây dựng của họ bằng công nghệ polymer. Hiện tại ở Việt Nam, gạch không nung có 3 chủng loại chính gồm: Gạch block, gạch bê tông chưng áp AACgạch bê tông bọt. Vật liệu này cũng đã hiện hữu trên rất nhiều công trình trọng điểm tại Hà Nội như Sân vận động Mỹ Đình, Làng Việt Kiều châu Âu, Hà Nội Hotel Plaza…

Để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả thi công công trình, ông Trần Phương Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu điều chỉnh định mức vật liệu gạch xây (bổ sung gạch đặc xây chèn) đối với công tác xây gạch không nung hiện hành (định mức 1091) cho phù hợp với quy định TCVN 4085-2011 - kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, nhằm có cơ sở cho các nhà thầu khi dự thầu, trúng thầu và triển khai thi công đảm bảo theo các yêu cầu của tiêu chuẩn xây dựng.

Tất cả các loại gạch xây dựng phổ biến hiện nay gồm nung hay không nung đều có ưu nhược điểm riêng. Từ kinh nghiệm tìm hiểu nhiều công nghệ gạch không nung trên thế giới, nhiều nhà thầu đã tiến tới sử dụng công nghệ tấm tường bê tông rỗng Acotec, đã được sử dụng tại trên 30 quốc gia trên thế giới.

Bàn về cách lựa chọn các vật liệu xây dựng, theo ông Trần Bá Việt - Phó Viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ, cần xác định mục tiêu là các nhà thầu và chủ đầu tư định làm cái gì? Nếu nhà thấp tầng nhà phố, biệt thự, liền kề ngoại thành thì không nên dùng bê tông kín vì không tráp được bên ngoài rất dễ thấm. Nhà siêu cao tầng thì chỉ nên dùng vật liệu nhẹ, siêu nhẹ thay vì gạch đỏ, gạch block.

Đối với nhà dưới 35 tầng lại nên tính toán đến tốc độ thi công. Phải tính toán giá thành trực tiếp của vật liệu khi đưa vào tường bao gồm nhân công và vật liệu. Từ đó có thể đánh đổi phần nhân công bằng giá vật liệu đắt hơn 1 chút. Cái lựa chọn thứ 3 mới đến tính chất cơ năng vật liệu đó phù hợp với công trình không? Đối với dạng công trình lớn, phát triển bền vững cần tiết kiệm năng lượng thì phải sử dụng vật liệu cách âm cách nhiệt.

Theo KTĐT
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng