Studio Kerstin Thompson Architects (KTA) đứng sau thiết kế Bảo tàng Nghệ thuật Bundanon mới này. Tọa lạc tại thị trấn Shoalhaven, cách Sydney hai tiếng rưỡi về phía Nam, bảo tàng mới nổi bật trải dài 160 m ấn tượng trên một khe nước và được xây dựng để chống lại những tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu.
Thiết kế của bảo tàng được lấy cảm hứng từ kiến trúc nông thôn Úc cổ điển, kết hợp việc sử dụng gỗ màu đen và mái thép gợn sóng mang tính biểu tượng.
Bảo tàng giống như một cây cầu giàn dài cắt ngang cảnh quan thiên nhiên, đồng thời tích hợp các khía cạnh văn hóa và lịch sử chính từ địa điểm, chẳng hạn như quá khứ bản địa mạnh mẽ và sự phong phú của các tác phẩm của nghệ sĩ người Úc, Arthur Boyd.
Thích ứng với môi trường địa phương, bảo tàng được xây dựng để chống chịu được cả cháy rừng và lũ lụt trước những tác động gần đây của biến đổi khí hậu, bao gồm cả trận cháy rừng thảm khốc vào mùa hè năm 2020 và lũ lụt nghiêm trọng xảy ra chỉ vài tháng sau đó.
Do đó, tòa nhà dài 160 m x rộng 9 m hoạt động giống như một cây cầu vượt lũ, giảm tác động và thiệt hại trong trường hợp lũ lụt. Cấu trúc cũng đã được xây dựng trên sườn đồi, để bảo vệ không gian bên trong khỏi nhiệt độ tăng bên ngoài và cháy rừng.
Cấu trúc đã được xây dựng với một số sáng kiến bền vững nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Bảo tàng được trang bị các tấm pin mặt trời trên mái nhà để cung cấp năng lượng xanh; một hệ thống quản lý nhiệt độ thụ động, xử lý nước thải và thu hoạch nước mưa.
Bảo tàng nghệ thuật rộng 500 m2 tự hào có một phòng trưng bày nghệ thuật đương đại rộng lớn; trung tâm học tập đổi mới sáng tạo dành cho học sinh; trung tâm du khách; và chỗ ở qua đêm.
Một phần của tòa nhà được xây dựng dưới lòng đất nhằm bảo vệ bộ sưu tập nghệ thuật Arthur Boyd trị giá 25,8 USD khỏi tác động của khí hậu, đồng thời mang lại sự ổn định nhiệt tối ưu cho nội thất.
Bảo tàng Nghệ thuật Bundanon sẽ giới thiệu một chương trình triển lãm hàng năm bao gồm nghệ thuật hiện đại, đương đại và bản địa.
VLXD.org (TH/ New Atlas)
Ý kiến của bạn