Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Cát, Đá, Sỏi

Biến cát nhiễm mặn thành cát sạch

21/03/2018 - 10:59 SA

Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Vận tải Phan Thành (Cần Thơ) đã nghiên cứu và chế tạo thiết bị rửa cát mặn thành cát sạch, nhằm góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm cát sạch ở địa phương trong thời gian sắp tới.

Ông Võ Tấn Dũng, Giám đốc Công ty cho biết, cát nhiễm mặn sau khi xử lý qua thiết bị của đơn vị này, thì nồng độ nhiễm mặn đã được đưa về giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam. Cụ thể, các kết quả thí nghiệm phân tích mẫu được thực hiện bởi Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Cần Thơ và Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam thuộc Viện Vật liệu xây dựng của Bộ Xây dựng thực hiện đối với các nguồn cát bị nhiễm mặn sau khi xử lý bằng công nghệ của Phan Thành đều cho kết quả nằm trong giới cho phép.

Theo đó, cát biển Đảo Ngọc Móng Cái (cửa biển Sông Kalong) bị nhiễm mặn 0,24%, nhưng qua xử lý bằng công nghệ của Phan Thành và được Trung tâm đo lường chất lượng Cần Thơ phân tích mẫu cho thấy nồng độ nhiễm mặn giảm xuống chỉ còn 0,007%.

Hay cát nhiễm mặn được lấy từ nguồn như trên và bị nhiễm mặn với nồng độ 0,21%, nhưng qua xử lý bằng công nghệ của đơn vị này và được Phân viện vật liệu xây dựng miền Nam thuộc Bộ Xây dựng phân tích mẫu, thì không phát hiện bị nhiễm mặn nữa.

Tương tự, cát biển nhiễm mặn được lấy ở vùng biển Bình Thuận, thì sau khi xử lý bằng công nghệ của đơn vị này và được Viện khoa học công nghệ xây dựng phân tích cho thấy, nồng độ nhiễm mặn chỉ còn 0,005%.

Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, nồng độ nhiễm mặn cho phép của cát là từ nhỏ hơn 0,01% đến nhỏ hơn 0,05% (tùy ứng dụng).

Ông Dũng cũng dẫn chứng đề án nghiên cứu sử dụng cốt liệu (cát, đá) cho bê tông nhằm mang lại hiệu quả kinh tế do trường Đại học Cần Thơ thực hiện cho thấy, cát được xử lý, rửa sạch có thể giúp giảm lượng sử dụng xi măng từ 10 - 17%.

VLXD.org (TH/ TBKTSG)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng