>> Ưu điểm của gạch thông gió trong công trình kiến trúc
>> Hướng dẫn thi công gạch thông gió
>> Những nhược điểm của gạch thông gió
Gạch bông gió hay còn gọi là gạch lấy gió, gạch thông gió, đây là dòng gạch lỗ trang trí có hoa văn, chất liệu và màu sắc đa dạng.
Bên cạnh độ bền và tính thẩm mỹ cao, gạch bông gió còn có ưu điểm lấy sáng, lấy gió mà vẫn che được nắng, một số mẫu có thể che mưa
Hiện nay, gạch bông gió trang trí được sản xuất từ 2 loại nguyên vật liệu chính là đất sét và xi măng. Bên cạnh độ bền và tính thẩm mỹ cao, gạch bông gió còn có ưu điểm lấy sáng, lấy gió mà vẫn che được nắng, một số mẫu có thể che mưa.
Việc sử dụng gạch bông gió trong xây dựng nhà cửa giúp mang đến cho người dùng cảm giác gần gũi, mộc mạc, tạo nên sự kết nối không gian giữa bên ngoài và bên trong nhưng không làm mất đi sự riêng tư.
Loại gạch này giảm sự bí bách của các bức tường và không gian kín, mang đến một không gian sống mở, thoáng đãng, đặc biệt là các ngôi nhà ống, nhà hộp hay chung cư ở các thành phố lớn. Cụ thể, gạch bông gió thường được ứng dụng trong trang trí khu vực mặt tiền, ốp tường rào, trang trí cho khu vực ngoại thất, làm vách ngăn nội thất, quầy bar, khung kệ sách, bàn nhà bếp…
Khi sử dụng gạch bông gió cần dựa trên những yếu tố như điều kiện khí hậu, hướng nắng, hướng gió khi thi công tường gạch bông gió, để tác động lên công trình. Ngoài ra, nếu sử dụng gạch bông gió để xây dựng làm tường ngăn chính, nên lựa chọn vách kính bên trong để chắn mưa, chống tiếng ồn mà vẫn đảm bảo được khả năng lấy sáng.
Sử dụng gạch bông gió trong xây dựng nhà cửa tạo cảm giác gần gũi, mộc mạc
Ưu, nhược điểm của gạch bông gió
Sử dụng gạch thông gió để làm vách ngăn, tường trang trí giúp tạo không gian mở, tăng điểm nhấn thị giác. Cụ thể, sự trao đổi không khí và hút gió sẽ được luân chuyển thông qua lỗ hổng ở gạch bông gió sẽ giúp không gian được khô ráo và tránh tình trạng bị ẩm mốc.
Ngoài ra, sử dụng gạch bông gió giúp lấy ánh sáng từ thiên nhiên vào bên trong nhà nhưng vẫn đảm bảo ánh sáng không chiếu trực tiếp mà ở một mức độ vừa phải.
Những viên gạch bông gió không chỉ có duy nhất tác dụng thông gió và lấy sáng mà còn làm tăng tính thẩm mỹ. Với những hoa văn bắt mắt cùng kiểu dáng và màu sắc đa dạng ngôi nhà được tăng thêm phần vẻ đẹp nhờ những vật liệu thô này.
Ngoài những tính năng vượt trội, gạch bông gió cũng có những nhược điểm như khả năng chống thấm, chống hắt mưa kém. Ngoài ra, loại gạch này không có khả năng cách âm, chống ồn bởi phần lớn các loại gạch bông gió có cấu trúc rỗng và nhiều lỗ.
Hiện nay trên thị trường có một số mẫu gạch bông gió có thể chắn mưa, tuy nhiên vệ sinh khá khó khăn. Khi vệ sinh, cần dùng vòi nước xịt mạnh hay máy thổi hoặc máy hút bụi để vệ sinh gạch bông gió. Bên cạnh đó, quá trình thi công khó khăn và chi phí xây dựng cao hơn những loại gạch khác.
Một số loại gạch bông gió phổ biến hiện nay
1. Gạch bông gió trang trí
Gạch bông gió trang trí có rất nhiều kiểu dáng, hoa văn và họa tiết bắt mắt và đầy tính nghệ thuật. Trên thị trường, một số mẫu gạch được sử dụng phổ biến với họa tiết như rồng, phượng, lân, chữ Phúc - Lộc - Thọ, men giả ngọc... Tùy theo sở thích, đặc trưng của công trình nhà ở mà bạn có thể lựa chọn mẫu gạch bông gió trang trí phù hợp.
2. Gạch bông gió bánh ú
Gạch bông gió bánh ú có kiểu dáng giống hình bánh ú với ba mặt hình thang và một cạnh để trống. Cách thiết kế này đảm bảo khả năng lưu thông không khí và tăng lượng ánh sáng cho căn phòng nhưng giữ được tính riêng tư và an toàn cho các công trình. Sử dụng gạch bông gió bánh ú để lấy sáng cho không gian nhà ở hay sân vườn là một ý tưởng sáng tạo, vừa tăng được nét cổ điển, vừa mang tính hiện đại, ấn tượng.
3. Gạch bông gió chắn mưa
Gạch bông gió chắn mưa được thiết kế ở dạng song song với hai mảng trong và ngoài so le nhau, tạo ở giữa một khoảng không đủ để thông gió tự nhiên và lấy sáng. Dòng gạch này có khả năng chống hắt mưa hiệu quả ngay cả trong thời tiết mưa to, gió lớn. Theo đó, gạch bông gió chắn mưa thường được ứng dụng ở vị trí mặt tiền, phía hông ngôi nhà hoặc phòng khách để vừa thông gió, chống hắt mưa hiệu quả.
VLXD.org (TH/ Cafeland)