Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Gạch xây

Thái Nguyên: Giá gạch giảm mạnh, doanh nghiêp lao đao

19/07/2018 - 01:46 CH

Thông thường vào những tháng đầu năm, nhu cầu gạch xây dựng bắt đầu tăng cao và đây cũng là thời điểm vào “mùa” của các nhà máy gạch tuynel. Thế nhưng, suốt nhiều tháng qua, các doanh nghiệp sản xuất gạch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không chỉ gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ mà giá bán sản phẩm còn thấp hơn nhiều so với những năm trước.
Ông Lê Văn Chiến, Giám đốc nhà máy gạch tuynel Chiến Oanh ở xã Khe Mo (Đồng Hỷ) cho biết: Từ đầu “mùa” xây dựng đến nay, giá gạch liên tục giảm sâu và kéo dài, từ tháng 4/2018, giá gạch 1.000 đồng/viên giảm xuống còn 900 đồng/viên. Hiện tại, giá gạch tuynel chỉ còn khoảng 700 đồng/viên. Đây cũng là mức giảm cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây, làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận cũng như kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tìm hiểu cụ thể tại một số đơn vị sản xuất gạch tuynel lớn khác như Công ty TNHH tuynel Điềm Thụy (Phú Bình), Doanh nghiệp tư nhân Việt Cường (T.P Thái Nguyên)… chúng tôi được biết, nếu như trước đây vào những tháng đầu năm, các nhà máy thường hoạt động đạt 100% công suất thiết kế lò thì trong năm nay, ít đơn vị duy trì được công suất đó. Còn đối với thời điểm giữa năm, công suất thông thường của các nhà máy đạt từ 50 - 60% thì năm nay chỉ còn 35 - 40%.
 

Những tháng vừa qua, giá gạch xây dựng trên địa bàn tỉnh giảm sâu, tiêu thụ khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập của người lao động tại các doanh nghiệp sản xuất gạch.

Ông Đinh Xuân Long, Giám đốc Công ty TNHH gạch Tuynel Điềm Thụy (Phú Bình) nói, từ khi giá gạch giảm còn 700 - 800 đồng/viên, Công ty đã điều tiết sản xuất bằng việc cắt giảm công suất từ 1 triệu viên xuống còn khoảng 700.000 viên/tháng (bằng 50 - 60% công suất lò). Lý do chính là thị trường tiêu thụ đang bị bão hòa, trong khi giá gạch lại giảm sâu khiến cho việc sản xuất, kinh doanh không có lãi.

Lo lắng thua lỗ cũng là tâm trạng của ông Nguyễn Văn Tuấn, đại diện nhà máy Gạch tuynel Hóa Trung (Đồng Hỷ), theo ông Tuấn, với giá bán 700 đồng/viên như hiện nay, chúng tôi chỉ lãi khoảng 50 đồng/viên. Chưa kể đơn vị sản xuất gạch nào còn sử dụng công nghệ lạc hậu, giá thành sản xuất cao thì chỉ hòa vốn thậm chí là lỗ.

Sở dĩ giá gạch giảm mạnh thời gian qua là do cung đang vượt quá cầu. Ông Nông Văn Hợp, Trưởng phòng Kinh tế và Vật liệu Xây dựng (Sở Xây dựng) phân tích, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, cơ quan nhà nước đã cấp phép mới thêm 4 dự án đầu tư xây dựng gạch tuynel trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên, với công suất thiết kế đạt từ 20 - 100 triệu viên/năm. Cùng với các nhà máy đã được cấp phép hoạt động từ trước, việc đi vào hoạt động của các nhà máy mới này đã làm cho lượng gạch tăng lên trong thời gian qua.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, sản lượng gạch tuynel đã đạt 102 triệu viên/năm (tăng 10 triệu viên so với cùng kỳ). Đáng nói không những năm 2017 do thị trường tiêu thụ loại gạch này khá tốt nên nhiều chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất đã có kế hoạch duy trì ổn định mà còn nâng công suất trong những tháng đầu năm 2018, càng khiến cho sản lượng gạch tăng cao hơn. Theo đó, hiện nay, tổng công suất của các nhà máy gạch tuynel trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt 288 triệu viên/năm, tăng 138 triệu viên so với năm 2017.

Cung lớn hơn cầu đã tạo nên cạnh tranh về giá bán và thị phần tiêu thụ giữa các nhà máy sản xuất. Kéo theo đó không ít doanh nghiệp phải lao đao vì không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Điển hình như nhà máy Gạch tuynel Phú Lộc 2 (xã Hồng Tiến, Thị xã Phổ Yên). Trò chuyện với chúng tôi ông Vũ Thu, Giám đốc nhà máy ngao ngán, thời gian qua, lượng tiêu thụ gạch của Công ty sụt giảm 80 - 90%. Cụ thể, năm nay, Công ty phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1 triệu viên/tháng, thế nhưng chỉ có tháng 2 và 3 vừa qua lượng gạch tiêu thụ được nhiều nhất song cũng chỉ đạt 200 - 300.000 viên/tháng. Điều này, làm cho gạch tồn kho của Công ty cao nhất từ trước đến nay với hơn 3 triệu viên, số vốn “chết” lên tới 2 tỷ đồng. Gạch “mất mùa, mất giá” khiến Công ty lao đao vì nợ lương của hơn 50 công nhân và nguyên liệu đầu vào, tổng số nợ gần 3 tỷ đồng. Cũng theo ý kiến của các doanh nghiệp sản xuất gạch, mặc dù cung đang vượt quá cầu nhưng không thể ngừng sản xuất bởi việc khôi phục lại lò nung gạch tốn nhiều thời gian (1 - 2 tuần lễ) với chi phí hàng tỷ đồng.

Trước tình hình các doanh nghiệp sản xuất gạch gặp khó khăn vì giá và thị trường tiêu thụ giảm, các chuyên gia trong lĩnh vực này khuyến cáo không nên tiếp tục mở thêm nhà máy sản xuất gạch vào thời điểm này, tránh tình trạng cung ngày càng vượt quá cầu. Và giá gạch thấp được dự báo sẽ còn kéo dài đến hết năm 2018, vì thế, các doanh nghiệp cần có giải pháp điều tiết sản xuất cho phù hợp cung - cầu thị trường; từng bước chuyển đổi, đa dạng hóa sản phẩm gạch không nung nhằm tìm kiếm thị phần tiêu thụ trong thời gian tới.
 
VLXD.org (TH/ Báo Thái Nguyên)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng