Trong tháng này, Uỷ Ban EU cho biết sẽ điều tra chống bán phá giá CRC nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc, một động thái được các nhà máy thép nội địa hoan nghênh.
Các phàn nàn từ ngành thép EU đã phản ánh sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trước sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu và sự thất bại của Bộ công nghiệp trong việc cắt giảm sản lượng và tăng trưởng quá mức nguồn cung thép.
EU đã đưa ra các biện pháp chống bán phá giá cho nhiều loại thép khác nhau trong tháng qua. Sự suy yếu trong tiêu thụ và công suất sản xuất quá mức tại Trung Quốc đã thúc đẩy nước này đẩy mạnh xuất khẩu thép ra ngoài nước, tăng tới 50% lên mức kỷ lục 93.8 triệu tấn trong năm qua trong khi đồng Rub giảm mạnh đã khiến thép Nga thiếu tính cạnh tranh hơn. Trong khi đó, đồng Euro suy yếu cũng gây áp lực cho nhu cầu nhập khẩu thép, mà nó vẫn thu hút các nhà máy thép Trung Quốc.
Chẳng hạn như ví dụ sau đây, dù chênh lệch giá nội địa-nhập khẩu giảm, tại mức 415 Euro/tấn, giá HRC EU cao hơn giá xuất khẩu thép Trung Quốc là 53 Euro/tấn trong tháng 2.
Sự gia tăng các biện pháp bảo hộ đồng nghĩa với việc thị trường thép sẽ mang tính nội bộ hơn và hướng cung-cầu nội địa trở về trạng thái cân bằng.
Các hành động mới của EU giúp đỡ các công ty như ArcelorMittal, nhà máy thép lớn nhất thế giới, và trong tháng này, Bank of America Merrill Lynch đã nâng cấp chứng khoán lên tỷ lệ mua dựa trên sự cải thiện lợi nhuận và các lợi ích từ bảo hộ mậu dịch.
Hồi đầu tháng này, EU đã áp dụng các biện pháp chống bán phá giá cho thép mạ điện nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Mỹ sau khi khu vực này cho hay sẽ áp thuế chống bán phá giá cho CRC không gỉ Trung Quốc và Đài Loan trong tháng 3.
Ảnh minh họa Trong 7 năm qua, Uỷ Ban EU đã sử dụng hàng rào thuế quan thép cho 14 trường hợp trong khi Mỹ tới 43 trường hợp. Các công ty Mỹ như US Steel đi đầu trong các kêu gọi chống bán phá giá.
Tuy nhiên, các vụ kiện thương mại, hàng rào thuế quan, bảo hộ mậu dịch chỉ là các biện pháp tạm thời còn muốn có tác dụng lâu dài thì cần tập trung vào cắt giảm sản lượng, bao gồm các nhà máy EU. Chỉ 5% công suất thép đã được cắt giảm tại EU kể từ sau khủng hoảng tài chính, mà chủ yếu là từ ArcelorMittal.
Nhu cầu tiêu thụ suy yếu toàn cầu đã dẫn tới lợi nhuận mỏng dần và nguồn cung quá mức. Tuy nhiên,các công ty do dự đóng cửa do lo ngại chi phí ngưng sản xuất và mất thị phần cũng như Chính Phủ cũng chần chừ bắt buộc các nhà máy giảm công suất.
Vấn đề EU không phải chỉ bắt đầu từ Trung Quốc.Trong khi nước này đặt mục tiêu cắt giảm 80 triệu tấn thép vào cuối năm 2017 thì dường như tiêu thụ nội địa vẫn sẽ giảm.
Thuế quan có thể dẫn tới mở rộng chênh lệch giá giữa Trung Quốc và EU hơn nữa. Do Trung Quốc cần nơi để tiêu thụ thép nên giá vẫn sẽ giảm.
Theo Satthep.vn