Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sắt, Thép

Giá thép biến động mạnh, thay đổi từng ngày

18/03/2016 - 04:17 CH

Từ sau Tết nguyên đán đến nay, giá thép bắt đầu có biến động bất thường và trong vài ngày trở lại đây, giá thép trên thị trường đã có những biến động tăng mạnh, liên tục điều chỉnh tăng.
>> Thị trường thép náo loạn vì đầu cơ
>> VSA: Giá thép có thể sẽ tăng nhẹ

Ngày 9/3, ngay sau khi Bộ Công Thương công bố việc áp thuế tự vệ đối với thép dài và phôi thép nhập khẩu, một số doanh nghiệp sản xuất thép đã điều chỉnh tăng giá bán.

Chẳng hạn, Công ty CP thép Việt (Pomina) xác nhận đã tăng giá bán thêm 250.000 đồng/tấn, từ 8,7 triệu đồng/tấn lên 8,95 triệu đồng/tấn (chưa VAT) từ hôm 9/3.

Còn tại thị trường phía Bắc, giá thép cũng đồng loạt tăng sau khi quyết định tăng thuế tự vệ tạm thời được công bố. Có thời điểm giá thép cuộn và cây giao tại nhà máy khu vực phía Bắc dao động ở mức 9,1-9,4 triệu đồng/tấn (tùy thương hiệu, chưa VAT), sức mua tăng khá mạnh.

Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ cho biết, trong ngày 16/3, tại thị trường TP.HCM, giá thép cuộn bán ra liên tục có sự điều chỉnh. Vào đầu giờ sáng, giá bán ra là 11,8 triệu đồng/tấn, buổi trưa đã lên 12 triệu đồng/tấn và đến đầu giờ chiều, giá thép đã được điều chỉnh lên 12,5 triệu đồng/tấn.

Đến cuối ngày 16/3, tại thị trường miền Bắc, giá thép bán lẻ trên thị trường bình quân 11,8-12,15 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn, tăng từ 0,8-1,3 triệu đồng/tấn và khoảng 10,9-11,5 triệu đồng/tấn đối với thép cây phi 16, tăng khoảng 400.000-800.000 đồng/tấn so với ngày trước đó. So với thời điểm cuối tháng 2/2016, các doanh nghiệp sản xuất thép phía Bắc đã tăng trung bình 500.000-600.000 đồng/tấn.

Ngày 17/3, ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA) cho biết trên báo Tuổi trẻ, một số doanh nghiệp sản xuất thép giữ vai trò nguyên đơn như Hòa Phát, Thép Miền Nam, Gang thép Thái Nguyên... đã cam kết với nhau “trước mắt không tăng giá nữa”, đồng thời sẽ có cơ chế phối hợp, kiểm soát hệ thống đại lý của từng doanh nghiệp hiệu quả hơn. Tuy nhiên, theo khảo sát của Tuổi trẻ, trong ngày 17/3, giá thép bán lẻ trên thị trường TP. HCM vẫn tiếp tục “nhảy múa” với mức giá mỗi nơi mỗi khác, đã tăng 13-14% so với hai ngày trước đó; Giá bán thép cuộn tại cửa hàng sắt thép ĐL (Q.12) ở mức 12,2-12,5 triệu đồng/tấn, tăng 400.000 đồng/tấn; thép cây phi 10 khoảng 11,9-12,35 triệu đồng/tấn, tăng 900.000 đồng/tấn; thép cây phi 16 chừng 11,55-11,77 triệu đồng/tấn, tăng 650.000 đồng/tấn... Trong khi đó, một số đại lý sắt thép khu vực quận 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh vẫn duy trì mức giá thép cây dao động 10,56-10,93 triệu đồng/tấn, nhưng lại tăng 0,5-1 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn. Có cửa hàng thông báo không biết khi nào mới có hàng trở lại cho loại thép cây phi 16 của Vina Kyoei.


Nói về thị trường thép thời điểm này, ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thép Việt (Pomina) cho biết trên báo VnExpress, sở dĩ có tình trạng các đại lý, nhà phân phối điều xe đến lấy thép nhiều hơn một cách bất thường là do quyết định áp thuế tự vệ tạm thời của Bộ Công Thương ban hành hôm 7/3 (mức 23,3% đối với phôi thép, 14,2% đối với thép dài dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung, có hiệu lực từ ngày 22/3 tới). Vì sợ thuế tăng cao nên giới kinh doanh đua nhau gom hàng để dự trữ, chứ thực tế sức tiêu thụ trên thị trường không quá mạnh. Ông Thái cũng đề nghị, cơ quan quản lý không nên tăng thuế phôi quá cao để bảo vệ sản phẩm trong nước.

Trước đó, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, hàng trăm xe tải, xe container đã phải chờ nhiều ngày tại các nhà máy sản xuất thép ở các khu công nghiệp thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi tập trung hàng loạt nhà sản xuất tôn, thép như Pomina, Vina Kyoei... nhưng vẫn chưa lấy hàng.

Một chuyên gia trong ngành thép cho rằng cùng với việc giá thép bị đẩy lên, hiện tượng xe tải phải sắp hàng nhiều ngày tại các nhà máy thép cho thấy doanh nghiệp sản xuất thép trong nước có dấu hiệu găm hàng để trục lợi từ thuế tự vệ.

Trao đổi trên TBKTSG, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) - ông Nguyễn Văn Sưa khẳng định: việc áp thuế tự vệ tạm thời không phải là nguyên nhân chính dẫn đến giá thép nhảy múa trên thị trường một vài ngày qua, mà là do các nhà kinh doanh muốn găm hàng, đầu cơ, đẩy giá trên thị trường để kiếm lời và giá này chắc chắn là giá ảo nên sẽ không tồn tại được lâu.

Với vai trò đại diện Hiệp hội thép, ông Sưa cũng khuyên người tiêu dùng hãy thông minh, phân tích được giá thép nhảy múa này tồn tại được bao lâu, đây là giá thật hay ảo để có quyết định thời điểm mua hàng hợp lý, nhất là chủ đầu tư các công trình xây dựng.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, thời điểm giá thép không ổn định như hiện nay rất cần bàn tay can thiệp của các cơ quan chức năng về thị trường, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, tăng giá trái quy định để bảo vệ người tiêu dùng.

Trong một diễn biến khác, do tác động tâm lý của các nhà thương mại muốn tích trữ để đầu cơ, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự đoán giá thép sẽ còn tăng, do đó, VSA khuyến nghị các doanh nghiệp xuất phôi và thép dài trong nước ổn định, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, bình ổn thị trường thép trong nước. Đồng thời, có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, đẩy mạnh sản xuất phôi thép và thép dài, cung cấp đủ nhu cầu trong nước với chất lượng và giá cả cạnh tranh phù hợp với biến động thị trường giá thép thế giới.

VLXD.org (TH)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng