>> Năm 2016, ngành thép sẽ gặp khó khăn do dư cung
>> Ngành thép Việt Nam: Cần nhiều giải pháp tăng tốc
Trước những tín hiệu tích cực của nền kinh tế vĩ mô trong nước tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thị trường bất động sản hồi phục, khởi sắc sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép trong nước.
Sản xuất các sản phẩm thép của các doanh nghiệp thành viên VSA tháng 1/2016 đạt 241.167 tấn, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2015, nhưng giảm 4,2% so với tháng trước; Bán hàng sản phẩm thép các loại tháng 1/2016 đạt 043.799 tấn, tăng 33,1% so với cùng kỳ 2015, nhưng giảm 6,1% so với tháng 12/2015; Xuất khẩu sản phẩm thép các loại đạt 661 tấn, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong khi đó, tình hình sản xuất và
tiêu thụ thép trong nước không có nhiều biến động, sản lượng
sắt thép thô ước đạt 364,5 nghìn tấn, giảm 7,1% so với cùng kỳ; thép cán ước đạt 393,2 nghìn tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc ước đạt 385,5 nghìn tấn, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
Giá bán thép xây dựng trong nước vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2016 có tăng nhẹ, do chịu tác động bởi: Giá nguyên liệu sản xuất thép đang nhích hơn; Yếu tố tâm lý chuẩn bị hàng để bán sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch kéo dài; Thông tin về việc một số nhà sản xuất trong nước nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra tự vệ thương mại đối với phôi thép và thép dài.
Nhập khẩu thép tăng hơn 33% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng 1/2016, lượng thép nhập khẩu các loại ước tăng 33,9% so với cùng kỳ.
Dự báo năm 2016, giá mặt hàng sắt thép có xu hướng không tăng do nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường khu vực như Trung Quốc có khả năng giảm, bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng không tăng..
Đối với
thép xây dựng: cung đang nhiều hơn cầu và quốc gia có sản lượng thép lớn như Trung Quốc vẫn đang thực hiện các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, vì vậy
giá thép xây dựng dự báo sẽ khó có khả năng tăng. Trước tình hình đó, các
doanh nghiệp thép trong nước cần liên kết chặt chẽ để gia tăng tính cạnh tranh, bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu.