Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sắt, Thép

Tổng quan thị trường thép Việt Nam năm 2015, dự báo cho năm 2016

11/03/2016 - 04:51 CH

Năm 2015, thị trường thép Việt Nam có nhiều biến động, giá thép trong nước giảm mạnh theo xu hướng giảm giá nguyên liệu thế giới; lượng thép nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền sản xuất thép trong nước.
>> Tổng quan thị trường sắt thép thế giới năm 2015 và dự báo cho năm 2016
>> Năm 2016, ngành thép sẽ gặp khó khăn do dư cung

1. Diễn biến giá trong nước:

Năm 2015, thị trường thép trong nước có nhiều biến động và chịu nhiều ảnh hưởng cùng với xu hướng giảm giá nguyên liệu thế giới (phôi thép, thép phế). Do đó, từ tháng 01/2015 các nhà máy liên tục điều chỉnh giảm giá thép xây dựng. Tính chung năm 2015, tổng mức giảm giá khoảng 900 - 2.800 đồng/tấn tùy từng loại.

Tháng 2/2015, một số doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh giảm giá bán thép như: Công ty CP Gang thép Thái Nguyên điều chỉnh giảm 350 đồng/kg tùy từng loại; Công ty TNHH thép Vina Kyoei điều chỉnh giảm 800 đồng/kg tùy từng loại (ngoài ra một số nhà sản xuất không điều chỉnh giá bán mà điều chỉnh tăng hoặc giảm chiết khấu bán hàng).

Từ tháng 9, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép liên tục giảm giá hoặc tăng chiết khấu bán hàng do giá nguyên liệu thế giới giảm và nhu cầu tiêu thụ cũng thấp. Tính từ đầu năm đến nay, tổng mức giảm giá khoảng 900 - 2.800 đồng/tấn tùy từng loại.

Cuối tháng 12, giá thép xây dựng bán lẻ trên thị trường tiếp tục giảm còn khoảng 10,72-10,83 triệu đồng/tấn (tùy thương hiệu), giảm 35,5% so với đầu năm.

Giá thép giảm mạnh là do giá nguyên liệu giảm, nhu cầu tiêu thụ thép yếu trong khi nguồn cung tăng mạnh từ các nhà máy thép cũng như nguồn thép nhập khẩu đang tăng ồ ạt. Mặt khác, một số doanh nghiệp sản xuất thép cắt giảm chiết khấu khiến các đại lý phải hạ giá bán lẻ với hy vọng tiêu thụ được nhiều hàng hơn.

Các nhà máy lớn cũng cắt giảm giá bán ra. Tại miền Bắc, giá bán thép tròn đốt và thép cuộn Ф6  tại nhà máy Gang Thép Thái Nguyên (chưa trừ chiết khấu, chưa có VAT), giảm xuống còn 10,55 triệu đồng/tấn vào cuối năm, giảm 15,8% so với đầu năm. Tại miền Nam, giá bán thép tròn đốt tại nhà máy thép Vinakyoei (chưa trừ chiết khấu, chưa có VAT), giảm xuống còn 11,18 triệu đồng/tấn vào cuối năm, giảm 17% so với đầu năm. Giá thép cuộn Ф6 tại nhà máy này giảm 19,2% còn 11,17 triệu đồng/tấn.

>> Năm 2015, giá thép trong nước đã giảm khoảng 900 - 2.800 đồng/tấn


2. Cung - Cầu

Cung

Sản xuất: Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), trong năm 2015, sản xuất các sản phẩm thép của Việt Nam đã đạt 14.988.000 tấn, tăng 21,54% so với năm 2014.

>> Năm 2016, ngành thép sẽ gặp khó khăn do dư cung

Xuất khẩu: Theo Tổng Cục Hải Quan, năm 2015, lượng thép thành phẩm và bán thành phẩm xuất khẩu ước đạt 2,934 triệu tấn, giảm 8,62% so với cùng kỳ 2014; trong đó lượng thép thành phẩm xuất khẩu trong năm đạt 835.000 tấn, tăng 2,9%. Xuất khẩu giảm là do các vụ kiện chống bán phá giá đưa ra ngày một nhiều, với mục đích nhằm bảo vệ hàng sản xuất kinh doanh trong nước.

Thị trường xuất khẩu truyền thống của ngành thép chủ yếu vẫn là các nước trong khối ASEAN. Trong năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này gần 1,8 triệu tấn thép các loại với tổng trị giá gần 1,13 tỷ USD. Campuchia là quốc gia ASEAN nhập khẩu thép lớn nhất của Việt Nam với khoảng 667 ngàn tấn, trị giá 362 ngàn USD. Tiếp sau đó lần lượt là các quốc gia Indonesia, Thái Lan, Malaysia…

Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thép trong năm 2015 ước đạt khoảng 1,6 tỷ USD,  giảm lần lượt 4,1% về lượng và giảm 16,7% về giá trị. Với con số này, nhập siêu của ngành thép đạt khoảng 7,4 tỉ USD, mức tăng này theo đánh giá của Hiệp hội Thép là cao nhất trong ba năm gần đây.

Cầu

 Tiêu thụ nội địa

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, trong năm 2015, tổng lượng thép tiêu thụ đạt 122.000 tấn, tăng 28,02% so với năm 2014;

 Nhập khẩu của Việt Nam:

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 12/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 15,7 triệu tấn, tăng 33,1% về lượng, đưa mặt hàng này thuộc nhóm hàng nhập khẩu chính trong năm; trong đó nhập khẩu thép thành phẩm đạt 792.000 tấn, tăng 22,56% so với cùng kỳ 2014;

Trong đó, với mặt hàng sắt thép các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng 12 đạt 1,78 triệu USD với trị giá đạt 667,86 triệu USD, tăng 44,3% về lượng và 29,5% về trị giá so với tháng 11.2015. Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân giảm 27,1% nên trị giá nhập khẩu là 7,49 tỷ USD, giảm nhẹ 2,9% so với năm 2014..

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua từ Trung Quốc là 9,6 triệu tấn, tăng mạnh 54% và chiếm tới 61,3% tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Với các sản phẩm từ sắt thép: Tính đến hết tháng 12/2015, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước là 3,81 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2014.

>> Năm 2015: Lượng sắt thép nhập khẩu tăng hơn 33%


Năm 2015, lượng sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh, gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngành sản xuất thép trong nước. Ảnh minh họa.

3. Chính sách trong nước

 Thuế suất ưu đãi đặc biệt ATIGA: Ngày 14/11/2014, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 161/2011/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2015 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018 (Thuế suất ưu đãi đặc biệt được gọi là thuế suất ATIGA). Theo đó, nhập khẩu một số sản phẩm thép, quặng sắt, hợp kim... giảm xuống còn 0%.

Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu: Nghị định 38 /2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu có hiệu lực từ 15/6/2015. Nghị định hướng tới mục tiêu chính là siết chặt quản lý chất thải và phế liệu, không để tình trạng nhập khẩu rác công nghiệp gây ô nhiễm, mất kiểm soát môi trường bất cập như thời gian qua.

Mức thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng bằng sắt hoặc thép giảm xuống còn 10%: Ngày 29/6/2015, Chính phủ ban hành Thông tư 101/2015/TT-BTC bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ để sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm thuộc chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư chính thức có hiệu lực kể từ ngày 13/8/2015. Theo đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng bằng sắt hoặc thép thuộc mã hàng 7326.90.99 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ được sửa đổi còn 10%.

Quản lý chặt thép nhập bằng giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 12 về việc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động (trở lại) đối với việc nhập khẩu sản phẩm thép kể từ ngày 26/7/2015.

Thông tư 12 quy định việc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với việc nhập khẩu sản phẩm thép. Đối với sản phẩm thép là hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh; hàng nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và được thực hiện theo các quy định quản lý hiện hành.Thông tư 12 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/7/ 2015.

Rà soát thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ: Ngày 25/8, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát hàng năm để áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan.

>> Ngành Thép: Không nên né tránh phòng vệ thương mại


Năm 2016, thị trường trong nước sẽ còn tiếp tục khó khăn trong năm tới, do phải cạnh tranh với thép giá rẻ nhập khẩu. Ảnh minh họa.

4. Dự báo thị trường thép Việt Nam năm 2016

 Dự báo

Vì ngành thép Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu nên giá thép sẽ phụ thuộc khá lớn vào giá phôi thép thế giới. Giá phôi thép và phế liệu thế giới giảm sẽ khéo theo giá thép trong nước giảm theo.

Thị trường trong nước sẽ còn tiếp tục khó khăn trong năm tới, do phải cạnh tranh với thép giá rẻ từ Trung Quốc và các nước lớn về công nghiệp sản xuất thép như Nga, khi tham gia các hiệp định thương mại tự do. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lại đang gặp nhiều rào cản từ các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước. Tuy nhiên, hiện công suất sản xuất trong nước đang dư thừa, nên đủ khả năng đóng góp, cung ứng cho xây dựng, và các các ngành khác. Hai luật quan trọng là Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở bắt đầu có hiệu lực từ năm nay, mở ra không gian pháp lý mới cho thị trường này, tạo nền tảng cho thị trường phát triển bền vững hơn. Điều này sẽ hỗ trợ tiêu thụ thép xây dựng và hỗ trợ giá thép.

Dự kiến sản lượng phôi thép nước ta đạt 6.600 nghìn tấn (tăng 10%); sản lượng thép các loại đạt 12.500 nghìn tấn (tăng 4,16%), sẽ đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu.

>> Năm 2016, dự báo ngành thép sẽ tăng trưởng xấp xỉ 15% so với năm 2015

 Cảnh báo

Nhập khẩu  từ Trung Quốc tăng đột biến: Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 12/2015, lượng sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua từ Trung Quốc là 9,6 triệu tấn, tăng mạnh 54% và chiếm tới 61,3% tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; với trị giá đạt 1,32 tỷ USD, tăng 28,57% so với cùng kỳ năm trước,…

Đây là mức tăng đột biến sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành thép vốn đã dư thừa nhiều của nước ta. Nguyên nhân chính là do Trung Quốc có chính sách đẩy thép sang các nước khác trong bối cảnh nguồn cung dư thừa và tiêu thụ nội địa yếu. Điều này cũng được thể hiện rõ trong chính sách phá giá đồng nhân dân tệ trong thời gian vừa qua để hỗ trợ xuất khẩu. Ngoài ra, việc Liên minh châu Âu đã áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc với thuế suất từ 24,3% tới 25,2% cũng khiến nước này tăng cường xuất vào thị trường Việt Nam để lẩn trốn thuế.

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp thép Việt Nam có khả năng sẽ phải thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh. Để không bị thua cuộc trên chính sân nhà, các doanh nghiệp thép Việt Nam cần liên kết lại, mở rộng quy mô để chủ động trước các diễn biến trên thị trường.

>> Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ thép nhập khẩu

Trung Quốc chuyển SX thép sang Việt Nam để trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường: Các nhà sản xuất và xuất khẩu thép Trung Quốc đang tìm cách đầu tư nhà máy sang Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam, rồi xuất khẩu sang EU nhằm tránh thuế chống bán phá giá. Điều này sẽ khiến ngành thép Việt Nam bị điều tra liên lụy.  Việt Nam hiện đang thu hút không ít dự án thép với công nghệ cũ. Theo VSA, nhóm nhà máy hiện đại, sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến của Ý hay Nhật tại Việt Nam hiện chỉ chiếm 25%. Còn nhóm nhà máy công nghệ trung bình, bao gồm các nhà máy thép cũ sử dụng thiết bị Trung Quốc, lại chiếm tỉ lệ 55%. Việt Nam có nguy cơ trở thành nơi hứng chịu ô nhiễm môi trường trầm trọng từ ngành này.

Thép xuất khẩu bị điều tra chống phá giá nhiều: Chỉ riêng trong năm nay, có tới 7 nước tiến hành điều tra chống phá giá thép Việt Nam. Đây sẽ chỉ là bước khởi đầu cho chuỗi các biện pháp bảo vệ hàng nội địa của các nước. Vì khi các nước ký cam kết tự do thuế quan, thì đây sẽ là công cụ hữu ích không vi phạm quy định để tự vệ.

VLXD.org (TH/VITIC)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng