Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sắt, Thép

Thị trường thép đã trở lại ổn định

10/08/2021 - 02:54 CH

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nhận định, sau khoảng thời gian sốt giá bất thường cuối năm 2020, hiện tại, thị trường thép đã đi vào ổn định, giá sản phẩm thép đã hình thành “mặt bằng” giá mới. Thép xây dựng đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép của Việt Nam đạt hơn 15,9 triệu tấn các loại, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, phôi thép đạt 11,1 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020). Tiêu thụ sản phẩm thép 6 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 14,05 triệu tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, phôi thép 10,08 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020).

Về hoạt động xuất nhập khẩu thép, thống kê cho thấy, 5 tháng đầu năm 2021, cả nước nhập khẩu 5,97 triệu tấn thép các loại, tăng 8,4% so với cùng kỳ với trị giá trị nhập khẩu trên 4,6 tỷ USD; 5 tháng đầu năm 2021, cả nước xuất khẩu 4,8 triệu tấn thép các loại, tăng 28% so với cùng kỳ với giá trị xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD.
 

Về năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, theo báo cáo của Cục Công nghiệp, tình hình sản xuất thép năm 2021 của các đơn vị sản xuất thép ổn định và có mức tăng trưởng cao tại các doanh nghiệp có dự án mới đầu tư đi vào sản xuất (như Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phần Thép Nghi Sơn), đối với các doanh nghiệp sản xuất thép không có dự án đầu tư mới, sản xuất ổn định (Tổng Công ty Thép Việt Nam; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Minh Ngọc).

Tình hình tiêu thụ thép ổn định và có mức tăng trưởng cao, cung cấp đủ cho nhu cầu của thị trường trong nước đối với thép xây dựng và sản phẩm tôn mạ kẽm các loại.

Đối với thép xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước dự kiến giảm sản lượng phôi thép xuất khẩu để phục vụ cho các nhà máy chế biến trong nước. Đơn cử như Tập đoàn Hòa Phát năm 2021 dự kiến xuất 730.000 tấn, giảm 44% so với năm 2020.

Về giá thép nguyên liệu, Cục Công nghiệp cho hay, để phục hồi nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ các nước trên thế giới ban hành nhiều gói kích thích kinh tế hàng chục nghìn tỷ USD làm cho giá các loại nguyên liệu sơ cấp của nền kinh tế thế giới (giá dầu mỏ, giá nguyên liệu thô, giá vận chuyển vật liệu) tăng trong khi lượng nguyên liệu để sản xuất thép của các doanh nghiệp chủ yếu là nhập khẩu.

Cụ thể, giá quặng sắt tháng 5/2021 tăng so với giá tháng 2/2020 là 2,4 lần (giá quặng tăng từ 86 USD/tấn lên 206 USD /tấn) và tăng so với tháng 12/2020 là 32% (giá quặng tăng từ 156 USD/tấn lên 206 USD /tấn). Giá thép phế liệu tháng 5/2021 tăng so với giá tháng 2/2020 là 1,9 lần (giá quặng tăng từ 270 USD/tấn lên 512 USD /tấn) và tăng so với tháng 12/2020 là 18% (giá quặng tăng từ 435 USD/tấn lên 512 USD /tấn).

Tuy nhiên, theo dự báo của Cục Công nghiệp, tình hình sản xuất, cung-cầu của sản phẩm thép trong năm 2021 tiếp tục phát triển ổn định. Mặt hàng thép xây dựng thông thường đáp ứng đủ nhu cầu thép cho thị trường trong nước và có xu hướng tăng trưởng chậm hơn so với 6 tháng đầu năm. Mặt hàng thép cuộn cán nóng (HRC) vẫn sẽ nhập khẩu do nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được khoảng hơn 50% nhu cầu sử dụng trong nước.

Dự báo đến cuối năm 2021, giá thép thành phẩm (giao dịch tại thị trường Trung Quốc) sẽ giảm về mức giá 696,76 USD/tấn, giá quặng sắt 62% (giao tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc) sẽ giảm về mức 200 USD/tấn.

Tại một diễn biến khác, Bộ Công Thương cho biết, Hiệp định EVFTA tiếp tục tác động tích cực đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU khi tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều trong quý I/2021 cao hơn nhiều so với mức tăng của 5 tháng cuối năm 2020 (sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực) và năm 2020.

Về mặt hàng, Hiệp định EVFTA đã hỗ trợ xuất khẩu nhiều nhóm mặt hàng sang thị trường EU như máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; giày dép các loại; sắt thép các loại; sản phẩm từ sắt thép; gỗ và sản phẩm từ gỗ… Riêng xuất khẩu sắt thép các loại là mặt hàng có mức tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất, tăng hơn 566% trong quý I/2021.

Mức tăng trưởng này cho thấy các doanh nghiệp ngành thép đã ngày càng quan tâm khai thác thị trường EU và đã tận dụng tốt những ưu đãi mà Hiệp định EVFTA mang lại. Theo cam kết trong Hiệp định EVFTA, thuế suất nhập khẩu sắt thép các loại của EU từ Việt Nam hầu hết đã về 0%.

VLXD.org (TH/ Chính phủ)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng