Nhận định chung về diễn biến giá cả nguyên liệu thép thế giới và trong nước
Giá quặng sắt 62% nhập khẩu vào Trung Quốc hiện ở mức 51,55 USD/tấn, giảm so với mức 54,28 USD/tấn cuối tháng 5/2016 (cuối năm 2015: 40 USD/T). Trung Quốc nhập khẩu 86,8 triệu tấn quặng sắt trong tháng 5, mức bình quân tháng cao thứ hai kể từ tháng 12/2014.
Giá thép phế giảm, hiện chào ở mức 220-230 USD/tấn CFR Đông Á, giảm 30 USD/tấn so với cuối tháng trước (cuối 2015: 170 USD/T).
Phôi thép CFR Đông Á tiếp tục giảm và hiện chỉ còn khoảng 290-300 USD/tấn, giảm 30-40 USD/tấn so với cuối tháng trước (cuối 2015: 255 USD/T).
Nhìn chung: Giá thép phế giảm 15 USD/tấn đến 20 USD/tấn trong tháng 6/2016; Phôi giảm 20 USD/tấn so với cuối tháng 5/2016; Phôi Trung Quốc giảm xuống mức 280 USD/tấn đến 295 USD /tấn CFR Việt Nam.
Sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong nước tháng 6/2016:
Sản xuất các sản phẩm
thép của các
doanh nghiệp thành viên VSA tháng 6/2016 đạt 1.524.685 tấn, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2015, và giảm 6,6% so với tháng trước.
Bán hàng sản phẩm thép các loại tháng 6/2016 đạt 1.021.982 tấn, giảm 11,8% so với tháng 5/2016 nhưng tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ 2015.
Xuất khẩu sản phẩm thép các loại đạt 251.045 tấn, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước, và nhẹ 2,2% so với tháng trước.
Sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong nước 6 tháng đầu năm 2016:
Tình hình xuất nhập khẩu thép và bán thành phẩm thép 5 tháng đầu năm 2016:
Nhập khẩu: Tổng lượng thép thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 1/1/2016 đến 31/5/2016 hơn 7,834 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 2,994 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2016, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến hơn 4,526 triệu tấn, chiếm 57,92% trong tổng lượng
thép nhập khẩu. Các quốc gia cung cấp thép cho Việt Nam lớn như: Nhật Bản (16%), Đài Loan (9,5%), Hàn Quốc (9,6%), và Nga (4,5%).
Xuất khẩu: ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Lượng thép xuất khẩu sang khu vực này chiếm khoảng 51% tổng lượng xuất khẩu thép.
Diễn biến giá thép trong nước:
Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính cho biết, 6 tháng đầu năm 2016,
giá bán thép tại các nhà máy được điều chỉnh tăng, giảm theo diễn biến giá nguyên liệu thép thế giới và nhu cầu tiêu thụ thép trong nước. Dự báo, trong tháng 7/2016, giá bán lẻ thép xây dựng tại thị trường trong nước ổn định.
Trong 2 tháng đầu năm 2016, giá thép xây dựng về cơ bản ổn định. Tuy nhiên, sang tháng 3/2016, việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau với mức áp thuế cho phôi thép là 23,3% và thép dài là 14,2%, cùng với giá một số nguyên liệu thép trên thị trường thép thế giới có biến động tăng nên các nhà máy sản xuất kinh doanh thép trong nước điều chỉnh tăng giá khoảng 500-1.000 đồng/kg tùy từng loại. Nửa đầu tháng 4/2016, các nhà máy điều chỉnh giảm 100-200 đồng/kg; Tuy nhiên, đến cuối tháng 4/2016 giá thép tiếp tục tăng 400-500 đồng/kg và duy trì mức giá trên đến cuối tháng 5/2016. Đến tháng 6/2016 do giá nguyên liệu như phôi thép, thép phế trên thị trường thế giới giảm cùng với nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp nên các doanh nghiệp thép đã điều chỉnh giảm giá từ 700-1050 đồng/kg. Giá bán lẻ trên thị trường đã giảm từ 500 - 800 đồng/kg so với cuối tháng 5/2016; cụ thể tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung dao động phổ biến ở mức 11.900 - 14.150 đồng/kg; tại các tỉnh Miền Nam dao động phổ biến ở mức 11.900 - 14.250 đồng/kg.
VLXD.org (TH/VSA)