>> Hà Nam: Chấm dứt hoạt động tất cả các nhà máy xi măng lò đứngTheo
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp VLXD Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các sẽ phải hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ các dây chuyền
xi măng lò đứng sang lò quay trước năm 2016.
Trước khi tới mốc 2016 như Quy hoạch đề ra, nhiều nhà máy xi măng lò đứng đã tự “khai tử”.
Tại Hà Nam, theo ông Phạm Mạnh Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng, hiện tỉnh đã đóng cửa hết 5 lò đứng và yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo khi chuyển đổi ngành nghề khác để tỉnh có biện pháp hỗ trợ.
Trong số 5 , nhà máy Kiện Khê đã chuyển đổi từ công nghệ lò đứng sang lò quay công suất nhỏ. Nhà máy Phúc Lộc đã phá hết các lò, nhà máy Nội Thương chuyển sang sản xuất gạch cốt liệu, nhà máy Việt Trung cũng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh sang sản xuất đường từ cỏ ngọt. Còn nhà máy X77 đổi sang công nghệ khác.
"Ngoài sự tuyên truyền của tỉnh, bản thân các nhà máy cũng tự thấy rằng không thể tiếp tục sản xuất với dây chuyền lò đứng lạc hậu bởi có làm cũng lỗ, ô nhiễm, tốn nguyên liệu, chất lượng không đảm bảo, không ai mua những sản phẩm đó nữa. Bởi thế, sau khi Hà Nam có văn bản hướng dẫn lộ trình chuyển đổi từ năm 2011-2012, đến nay trên địa bàn, toàn bộ các nhà máy sản xuất xi măng theo công nghệ lò đứng đã chấm dứt hoạt động, sớm hơn so với dự kiến mà UBND tỉnh đề ra (năm 2015). Ngay cả khi tỉnh không làm điều này thì các nhà máy xi măng cũng tự phá hết công nghệ cũ", ông Hùng cho biết.
Hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam, theo ông Phạm Mạnh Hùng, có tổng cộng 8 nhà máy xi măng đang hoạt động, tất cả đều sử dụng công nghệ lò quay.
Hiện cả nước chỉ còn duy nhất nhà máy xi măng xi măng Kiên Lương sử dụng công nghệ lò đứng Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Ninh Bình, ông Lưu Đắc Tại cho biết, tỉnh chỉ có 2 nhà máy xi măng lò đứng nay đã ngừng hoạt động. Toàn tỉnh hiện có 7 nhà máy xi măng, cụ thể: tại Tam Điệp có 3 nhà máy (nhà máy Tam Điệp của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, nhà máy Hướng Dương của Hà Hoa Tiên, nhà máy Duyên Hà). Tại Hoa Lư có nhà máy Lucky Đài Loan, vốn là nhà máy xi măng Hệ Dưỡng sử dụng công nghệ lò đứng được Đài Loan mua lại và mang dây chuyền công nghệ sang.
Tại Gia Viễn có nhà máy Vissai, Nho Quan có nhà máy Phú Sơn mới san nền, hiện đang tạm dừng, chưa triển khai sản xuất. Ngoài ra, tỉnh còn có nhà máy xi măng vốn của Xí nghiệp Đá Đồng Sao ngày trước sử dụng công nghệ lò quay, sau được bán lại cho doanh nghiệp Việt Thắng. Tuy nhiên, từ khi được mua đến nay đã 4-5 năm, nhà máy này chưa hoạt động.
Theo ông Lưu Đắc Tại, dù các nhà máy xi măng của tỉnh đã sử dụng hết công nghệ lò quay tuy nhiên mức độ ô nhiễm môi trường vẫn rất nghiêm trọng.
"Ban ngày còn đỡ, ban đêm các ống khói xả khói, khí thải đen cuồn cuộn. Trước kia 2 nhà máy xi măng lò đứng cũng không ăn thua gì so với bây giờ. Tỉnh đã tổ chức không biết bao nhiêu cuộc họp, bao nhiêu đoàn kiểm tra nhưng không thể giải quyết được. Các nhà máy xi măng, chủ yếu là của tư nhân, tỏ ra bất hợp tác", ông Tại bức xúc.
Cũng theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Ninh Bình, công nghệ lò quay hiện đang sử dụng ở các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh được nhập từ Trung Quốc, Đan Mạch... Trong đó, công nghệ lò quay công suất nhỏ của Trung Quốc dù giá rẻ hơn nhưng tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng nhiều hơn hẳn so với của châu Âu.
Theo Đất Việt