Một số chủng loại xi măng PCB 40 trên thị trường Việt Nam
1. Bảo quản xi măng: - Xi măng xuất xưởng tốt nhất là đem dùng ngay, lưu kho càng lâu
xi măng sẽ càng suy giảm chất lượng. Trường hợp lưu kho xi măng phải được bảo quản nơi khô ráo, xếp cách mặt đất và tường hơn 20 cm, trong quá trình lưu kho hoặc vận chuyển tuyệt đối không được để xi măng tiếp xúc với nước hoặc để trong môi trường ẩm. Nếu thời gian lưu kho dài phải thực hiện quá trình đảo kho các bao xi măng, tránh tình trạng “chết giả” của xi măng bột.
- Xếp chồng không cao quá 10 bao xi măng.
- Thời gian bảo hành sản phẩm xi măng bao không quá 60 ngày kể từ ngày xuất xưởng (Theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam).
2. Yêu cầu đối với các : - Các nguyên liệu khác như
cát, đá phải sạch, không lẫn tạp chất, không nhiễm mặn, phèn chua, kích thước phải phù hợp với từng mục đích sử dụng của
vữa và bê tông.
- Nên sử dụng cát có kích thước cỡ hạt to và vừa tùy theo mục đích sử dụng: Cát có kích thước to dùng trong chế tạo
bê tông, cát có kích thước vừa sử dụng trong chế tạo vữa xây trát, không nên sử dụng cát kích thước quá nhỏ vì ảnh hưởng rất lớn đến lượng
xi măng tiêu tốn và độ bền chắc của
bê tông và
vữa chế tạo.
- Đá, sỏi
cốt liệu sử dụng phải có mác cường độ lớn hơn
mác cường độ bê tông cần chế tạo ít nhất 1,5 lần, kích thước viên đá lớn nhất phải nhỏ hơn 1/3 chiều dày nhỏ nhất của cấu kiện bê tông. Do đó không sử dụng các loại cốt liệu có bản chất Bazan, cấu trúc có dạng phiến hoặc vỉa.
- Nước sử dụng để trộn vữa, bê tông và bảo dưỡng phải là nước ngọt, sạch, không lẫn tạp chất. Tuyệt đối không sử dụng nước bẩn, nước nhiễm mặn, nước lợ, nước chua phèn, nước có lẫn dầu,... Lượng nước dùng phải vừa đủ, quá trình trộn phải nhanh và đều, đảm bảo độ đồng nhất và độ linh động khi thi công.
3. Nguyên tắc chế tạo vữa, bê tông: - Quá trình sử dụng xi măng cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và của người đã được đào tạo về chuyên môn.
- Việc trộn vữa, bê tông phải theo đúng tỷ lệ cấp phối của nhà sản xuất hoặc tỷ lệ cấp phối đã được người có chuyên môn về xây dựng tính toán và lựa chọn.
- Tỷ lệ nước sử dụng vừa đủ đảm bảo độ linh động của vữa, bê tông trong quá trình thi công. Cho nhiều nước sẽ giảm cường độ, chậm thời gian đông kết của vữa và bê tông. Nếu cho ít nước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của vữa và bê tông, khó khăn cho quá trình
thi công. Về nguyên tắc có hướng dẫn để xác định tỷ lệ nước trong hồ vữa hoặc bê tông, tuy nhiên nên kết hợp thí nghiệm tại chỗ để xác định tỷ lệ này vì còn phụ thuộc vào các yếu tố như lượng xi măng tiêu tốn, độ ẩm của cát, độ hút nước của cốt liệu,...
- Thời gian từ lúc trộn với nước đến thời điểm kết thúc thi công không được chậm quá 60 phút. Tuyệt đối không được kéo dài thời gian sử dụng vữa và bê tông khi đã trộn với nước, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của vữa và bê tông.
4. Nguyên tắc sử dụng vữa và đổ bê tông: - Sử dụng vữa phải đảm bảo thời gian từ khi trộn vữa với nước đến thời điểm sử dụng hết không quá 60 phút.
- Lắp cốppha đảm bảo độ chắc chắn, độ kín không bị ảnh hưởng khi đầm và không bị chảy nước
xi măng của vữa bê tông. Không nên sử dụng các loại cốppha bằng các loại gỗ tươi, gỗ có tiết các loại dầu thực vật, không được bôi dầu mỡ máy lên bề mặt cốppha vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình ninh kết của bê tông.
- Đổ bê tông liên tục thành khối, sử dụng dụng cụ dầm đảm bảo khối bê tông đặc chắc, không còn lỗ rỗng bên trong khối bê tông, nên dùng đầm bằng máy.
- Đổ bê tông các cấu kiện dạng cột dài nên sử dụng ghép cốppha ngắn và đổ từng đoạn liên tục, không nên sử dụng cốppha dài gây khó khăn và tạo sự phân lớp trong quá trình đầm dùi khối bê tông lớn theo chiều dài, chất lượng bê tông không đồng đều theo chiều dài cột.
5. Chế độ bảo dưỡng: - Khi thi công xong vữa hoặc bê tông phải có biện pháp che chắn cẩn thận khi thời tiết nắng và mưa. Trường hợp thời tiết nắng nóng phải có biện pháp dưỡng ẩm hợp lý, tránh tình trạng mất nước cục bộ trên bề mặt, gây nứt và ảnh hưởng đến chất lượng của vữa và bê tông.
- Đặc biệt đối với bê tông sau khi được tạo hình phải phủ ngay bề mặt bằng các loại vật liệu có khả năng giữ ẩm, sau 6 tiếng đến 10 tiếng phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên, sau 24 tiếng phải ngâm nước trên bề mặt để đảm bảo quá trình phát triển của bê tông, thời gian bảo dưỡng tối thiểu khoảng 2 tuần.
- Trong điều kiện bảo dưỡng tốt bê tông có thể dỡ cốt-pha sau 3 tuần.
Mạnh Thân (TH)