Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng như thế nào tới xuất khẩu xi măng?

19/05/2020 - 01:00 CH

Nhu cầu tiêu thụ xi măng tại các thị trường  chính của Việt Nam như Trung Quốc, Philippines và Bangladesh giảm từ 15 - 20% trong quý I/2020. 

Hoạt động  bị gián đoạn do dịch bệnh ảnh hưởng đến nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu.

Do tác động của dịch Covid-19, chính phủ tại các nước này đã có các biện pháp cứng rắn trong thời gian phong tỏa quốc gia, gây ra đình trệ tới nhiều đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp xi măng tới các thị trường này. Sau đại dịch, nhu cầu xuất khẩu sẽ hồi phục chậm do áp lực tồn kho cao tại nhiều quốc gia trong khu vực trong giai đoạn đầu năm 2020, dẫn tới tình hình cạnh tranh gia tăng trên thị trường xuất khẩu xi măng trong thời gian tới.

1. Hoạt động xuất khẩu gián đoạn vì ảnh hưởng của Covid-19 đến các thị trường chính
 
Nguồn: Hiệp hội Xi măng Việt Nam, FPTS tổng hợp.
 
Thị trường xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc vào 3 thị trường xuất khẩu xi măng chính (đóng góp tới 74% sản lượng xuất khẩu) gồm: Trung Quốc (49%), Philippines (15%) và Bangladesh (10%). Các thị trường này đều bị gián đoạn dài ngày trong quý I và quý II/2020 do dịch Covid-19, trong đó: Trung Quốc phong tỏa diện rộng trên cả nước trong tháng 2, Philippines phong tỏa trong tháng 3 (kéo dài sang tháng 4) và Bangladesh phong tỏa trong tháng 4. Mặc dù lưu thông hàng hóa qua đường biển (tuyến đường vận chuyển chính của xi măng xuất khẩu) được phép hoạt động bình thường, các biện pháp cứng rắn của chính phủ tại các quốc gia này trong giai đoạn phong tỏa như nghiêm cấm đi lại trừ các mục đích thiết yếu tạm dừng các hoạt động xây dựng, sản xuất tăng cường rà soát y tế tại các khu vực giao thương như cảng biển đã gây đình trệ với nhiều đơn hàng xuất khẩu.

Dự kiến các thị trường xuất khẩu chính sẽ hồi phục chậm sau đại dịch. Theo ghi nhận của tập đoàn logistic và hậu cần quốc tế Agility, hoạt động xuất khẩu hàng hóa đến các quốc gia và khu vực có lệnh phong tỏa mất khoảng từ 1 – 2 tuần sau khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ để có thể trở lại mức hoạt động bình thường. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội Xi măng Thế giới, thị trường tại Philippines hay Bangladesh có thể mất ít nhất 1 tháng hoặc lâu hơn để hồi phục do các nước này kiểm soát dịch bệnh kém hiệu quả sẽ khiến nền kinh tế tái khởi động chậm. Hiện hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã trở lại nhịp độ bình thường sau gần 2 tháng bị trì hoãn.

2. Nhu cầu xuất khẩu sẽ khó khăn trước áp lực tồn kho tại nhiều quốc gia sau đại dịch
 
Nguồn: Global Cement, Tổng cục Hải Quan, UN Comtrade, FPTS tổng hợp.
 
 nội địa giai đoạn đầu năm 2020 tại các quốc gia trên thế giới gặp nhiều khó khăn vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đặc biệt, tiêu thụ nội địa trong quý I/2020 tại các nước xuất khẩu xi măng lớn có sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó: Indonesia giảm 8% YoY, Thổ Nhĩ Kỳ giảm 4% YoY, Pakistan giảm 17% YoY, Trung Quốc giảm 13% YoY và Việt Nam giảm 11% YoY.

Tạp chí International Cement Review ước tính sản lượng tồn kho của một số doanh nghiệp tại các quốc gia này đã lên tới 3 - 5 tuần tiêu thụ, gây áp lực cạnh tranh giảm giá bán trên thị trường xuất khẩu để giải phóng lượng xi măng tồn kho. Do đó, cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu xi măng trong khu vực đang trở nên gay gắt, cùng với mặt bằng giá xuất khẩu nhìn chung cũng đã giảm đáng kể so với năm ngoái và tiến sát mức giá của các doanh nghiệp Việt Nam, gây áp lực lớn đến triển vọng xuất khẩu của ngành xi măng Việt Nam trong ngắn hạn.

3. Chờ đợi cơ hội xuất khẩu sang một số thị trường mới hấp dẫn hơn

Trước cơ hội Việt Nam là quốc gia thành viên mở rộng trong hệ thống “Bộ tứ kim cương” +3 do Mỹ khởi xướng bao gồm bộ khung là Mỹ, Nhật, Úc, Ấn và 3 thành viên mở rộng là Việt Nam, Hà Quốc, New Zeland; cơ hội Việt Nam thay Trung quốc xuất khẩu xi măng tới Mỹ và Ấn độ là khá hiện hữu.

Thị trường Ấn Độ
 
Nguồn: Bộ Tài chính Ấn Độ, IBEF, FPTS ước tính.
 
Thị trường Ấn Độ có 1,3 tỷ dân, đứng thứ hai thế giới về sản lượng tiêu thụ xi măng với 328 triệu tấn xi măng tiêu thụ năm 2019 (8% tiêu thụ xi măng của thế giới), nhưng  trên đầu người chỉ mới đạt 195kg, thấp hơn đến 60% so với mức tiêu thụ trung bình của các nước đang phát triển (500kg/người) theo cơ quan Năng lượng Ấn Độ đề cập. 

Mặc dù nước này đang gặp khó khăn để chống lại sự lan rộng của dịch Covid-19, thị trường xi măng tại đây vẫn đang trong trạng thái sức khỏe tốt khi nhận được hỗ trợ từ gói chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất từ trước đến nay, trong kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau đại dịch Covid-19. Tổng gói đầu tư là 1.390 tỷ USD trong 5 năm (280 tỷ USD hàng năm), gấp 2,8 lần so với mức chi tiêu hạ tầng hiện tại của Ấn Độ, đi kèm với sản lượng xi măng hàng năm sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tăng gấp rưỡi (+40 triệu tấn/năm) cho tới năm 2025. 

Mức giá xuất khẩu của xi măng Việt Nam tại thị trường Ấn Độ hiện ở mức 61 USD/tấn (là giá FOB, đã bao gồm chi phí vận chuyển đường biển), thấp hơn tới 8% so với giá xi măng nội địa tại Ấn Độ (66 USD/tấn). Trong năm 2019, Ấn Độ mới chỉ nhập khẩu 3,8 triệu tấn xi măng (0,8% sản lượng tiêu thụ) nhưng con số này có thể đóng góp xấp xỉ 11% sản lượng xuất khẩu xi măng của Việt Nam, cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường xuất khẩu này trong thời gian sắp tới.

Thị trường Mỹ
 
Nguồn: Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ, FPTS ước tính.
 
Tới thời điểm hiện tại, Mỹ đang là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh Covid-19, cũng như là quốc gia có những chính sách và các gói cứu trợ kinh tế sau đại dịch lớn nhất đang được áp dụng và xem xét. Một trong những chính sách đang chờ phê duyệt có tác động lớn đến hoạt động xây dựng và tiêu thụ xi măng tại quốc gia này bao gồm Gói chi tiêu thứ 4 của chính phủ Mỹ trị giá 2.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng để đối phó với tác động của dịch bệnh Covid-19 và Đạo luật hành động Sửa chữa hệ thống giao thông mặt đất Mỹ (F.A.S.T Act) mới trị giá 288 tỷ USD, trong đó đề xuất tăng ngân sách cho việc xây dựng cầu đường thêm 27% từ mức 226 tỷ USD của các năm trước. 

Chính phủ Mỹ đang chờ phê duyệt 2 gói chi tiêu lớn này, tuy nhiên sẽ có thể chưa hoàn thành được trong năm 2020. Mức giá xuất khẩu của xi măng Việt Nam tại thị trường Mỹ hiện ở mức 122 USD/tấn (là giá FOB, đã bao gồm chi phí vận chuyển đường biển), thấp hơn 6% so với giá xi măng nội địa tại Mỹ (130 USD/tấn). Trong năm 2019, Mỹ nhập khẩu 16,5 triệu tấn xi măng (16% sản lượng tiêu thụ của Mỹ), trong đó 26% sản lượng đến từ Trung Quốc và 11% đến từ thị trường Việt Nam.

VLXD.org (TH/ FPTS)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng